Các nhân tố bên trong của tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại VNPT đắk lắk (Trang 42 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố bên trong của tổ chức

a. Quan điểm của ban lãnh đạo và các nhà quản trị trong tổ chức về công tác đào tạo phát triển

Đây là nhân tố quan trọng bởi vì khi các nhà quản trị nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của đào tạo phát triển trong doanh nghiệp thì họ sẽ có những chính sách đầu tƣ, khuyến khích thích đáng cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản trị của mình. Điều đó sẽ cổ vũ, động viên cán bộ công nhân viên tham gia nhiệt tình, có ý thức và đem lại hiệu quả cao cho công tác đào tạo phát triển. Những nhà lãnh đạo, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị nhân sự phải là những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm để tổ chức thực hiện chƣơng tình công tác đào tạo phát triển. Do vậy, cán bộ chuyên trách trong tổ chức phải đƣợc lựa chọn kĩ lƣỡng, đủ tiêu chuẩn đặt ra để có thể đáp

0 33

ứng yêu cầu công việc và phải khơi dậy lòng ham muốn học hỏi nâng cao trình độ của nhân viên.

b. Cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong các doanh nghiệp đều có đặc điểm riêng và ảnh hƣởng đến công tác đào tạo phát triển của tổ chức. Nếu cơ cấu bộ máy phức tạp gồm nhiều phòng ban đòi hỏi chuyên môn trình độ khác nhau thì công tác đào tạo phát triển phải đáp ứng đƣợc yêu cầu đa dạng đó, cơ cấu bộ máy rõ ràng, sắp xếp hợp lí thì công tác đào tạo phát triển sẽ có nhiều thuận lợi và hiệu quả hơn.

c. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi lĩnh vực kinh doanh và phƣơng thức hoạt động đòi hỏi công tác đào tạo phát triển phải đáp ứng những yêu cầu riêng của doanh nghiệp. Tuỳ mục tiêu và chiến lƣợc từng thời kì mà doanh nghiệp có những thay đổi về sản xuất kinh doanh, từ đó chƣơng trình đào tạo phát triển cũng thay đổi theo.

d. Chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo

Chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả đào tạo. Doanh nghiệp nào làm tốt việc này sẽ góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo, từ đó nâng cao hiệu quả công việc của ngƣời lao động. Việc khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc các doanh nghiệp quy định cụ thể về chế độ cho ngƣời đƣợc cử đi học nhƣ: Tiền lƣơng, học phí, tiền ăn theo ca, các chi phí khác có liên quan.

Đối với chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo cũng phải đƣợc các doanh nghiệp chú ý, doanh nghiệp phải đảm bảo sau mỗi khóa đào tạo ngƣời lao động phải vận dụng đƣợc tối đa những kiến thức đã học, từng bƣớc nâng cao thu nhập, chức vụ cho ngƣời đƣợc đào tạo.

0 34

e. Cơ sở vật chất, công nghệ và kinh phí dành cho công tác đào tạo

Nhân tố này liên quan về mặt kĩ thuật đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nếu cơ sở vật chất, công nghệ trang bị cho công tác đào tạo đầy đủ và cập nhật thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả công tác đào tạo phát triển, từ đó nâng cao đƣợc khả năng thích ứng và khả năng làm việc của nhân viên. Ngƣợc lại, nếu cơ sở vật chất kĩ thuật trang bị lạc hậu, không chu đáo, đầy đủ thì hiệu quả sẽ rất thấp, mặt khác khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn không cao, có thể gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Nếu kinh phí phục vụ cho công tác này lớn thì ngƣời lao động sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến tham gia các khóa đào tạo hơn, có điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả đào tạo phát triển. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo quy mô lớn đến đâu nhƣng nguồn kinh phí không đáp ứng đủ thì không thể thực hiện đƣợc.

Tóm lại, các cấp lãnh đạo trong tổ chức là những ngƣời đầu tiên phải nhận thức một cách thiết thực và đúng đắn vai trò yếu tố con ngƣời đối với hiệu quả hoạt động của đơn vị, với sự tồn tại lâu dài và thắng lợi của tổ chức. Từ đó, có sự chú trọng, quan tâm tới công tác đào tạo tại đơn vị, tổ chức mình. Điều này cũng sẽ quyết định tới sự thành công của công tác đào tạo nguồn nhân lực vì nó liên quan trực tiếp đến điều kiện học tập của cán bộ nhân viên, kinh phí đào tạo…

1.3.3. Nhân tố thuộc về bản thân ngƣời lao động

a. Quyết định gắn bó lâu dài với nghề nghiệp

Ngƣời lao động luôn quan tâm đến những cơ hội mới trong nghề nghiệp của họ, tại một số thời điểm nhất định trong cuộc đời, ngƣời lao động phải có những quyết định quan trọng đối với nghề nghiệp của mình. Quyết định lựa chọn và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp của ngƣời lao động có ảnh hƣởng rất lớn đến đào tạo nguồn nhân lực của tổ chức.

0 35

b. Kỳ vọng của người lao động về lương và lợi ích

Sự kỳ vọng của ngƣời lao động về chế độ tiền lƣơng, nơi làm việc ổn định và đƣợc ƣu tiên xem xét khi có một địa vị nào đó cần thay thế sẽ là động cơ thúc đẩy quá trình đào tạo mang lại hiệu quả.

c. Nhu cầu tự khẳng định, tự hoàn thiện mình, được tôn trọng và thừa nhận

Trong một xã hội tri thức, việc một lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao thƣờng đƣợc mọi ngƣời ngƣỡng mộ và trọng vọng hơn những ngƣời khác. Chính sự cảm nhận này đã tạo ra một nhu cầu rất chính đáng của ngƣời lao động, đó là nhu cầu “đƣợc tôn trọng và thừa nhận”. Để thoả mãn nhu cầu “đƣợc tôn trọng và thừa nhận”, ngƣời lao động sẽ sẵn sàng tham gia đào tạo.

Nói tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cả bên trong và bên ngoài tổ chức. Hiểu rõ ảnh hƣởng của từng nhân tố sẽ giúp ta có đƣợc những chiến lƣợc về đào tạo nguồn nhân lực một cách kịp thời, đúng đắn và có khoa học.

0 36

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa đƣợc một số cơ sở lý luận chung về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đây. Tác giả đã tập trung đi sâu vào khái niệm, vai trò, nguyên tắc và nội dung của công tác đào tạo nguồn nhân lực nhƣ: Xác định nhu cầu và đối tƣợng đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, các phƣơng pháp đào tạo, xác định kinh phí dành cho đào tạo, đánh giá chƣơng trình và kết quả đào tạo bằng các phƣơng pháp mang tính chất định tính và định lƣợng. Cuối cùng tác giả đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực nhƣ: Các nhân tố ảnh hƣởng bên ngoài, bên trong doanh nghiệp, từ chính bản thân ngƣời lao động.

Tóm lại, việc xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhằm tạo cơ sở cho các nghiên cứu thực trạng đƣợc thực hiện trong chƣơng 2 và những giải pháp đề ra trong chƣơng 3.

0 37

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TẠI VNPT ĐẮK LẮK THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại VNPT đắk lắk (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)