Trong trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ, thì tùy thuộc vào nguồn gốc sử dụng đất khác nhau, mà có các căn cứ pháp lý khác nhau, để xác định đất đó thuộc

Một phần của tài liệu Bài giảng luật đất đai (Trang 26 - 28)

dụng đất khác nhau, mà có các căn cứ pháp lý khác nhau, để xác định đất đó thuộc đất nào.

o nếu có các giấy tờ hợp lệ (các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, Điều 100, Luật đất đai), trong các giấy tờ đó có nói rõ đất này thuộc loại đất nào (V/d: trường hợp mua nhà ở đang thuê của Nhà nước, do nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở, thì trong giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở sẽ nói rõ đây là đất ở; v/d: trường hợp nguồn gốc đất là do Nhà nước giao, Nhà nước cho thuê, Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thì căn cứ vào các quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất, để xác định đất đó thuộc loại đất nào).

o trong trường hợp người đang sử dụng đất lại ko có bất kỳ loại giấy tờ nào cả  khoản 4, Điều 11 Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ  (Điều 3,Nghị định 43)

Điều 3. Xác định loại đất

Việc xác định loại đất đối với trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng.

2. Trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.

3. Trường hợp thửa đất đang sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau

(không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) thì việc xác định loại đất được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích sử dụng thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích theo hiện trạng sử dụng của từng thửa đất đó;

b) Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất hiện trạng có mức giá cao nhất trong bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; trường hợp sử dụng đất sau khi có quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất để xác định mục đích chính.

4. Trường hợp đất có nhà chung cư có mục đích hỗn hợp được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở.

5. Cơ quan xác định loại đất quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trường hợp thu hồi

đất thì cơ quan có thẩm quyền xác định loại đất là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Ý nghĩa thực tiễn của ĐIều 11.

Khi nào xác định loại đất

Một phần của tài liệu Bài giảng luật đất đai (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w