đúng không, nguồn gốc sử dụng đất đúng không, thời điểm sử dụng đất, thời điểm tạo lập tài sản gắn liền với đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng…
+) Nếu đăng ký biến động đất đai, thì sẽ có Tờ khai đăng ký biến động đất đai. Trên tờ khai đăng ký biến động đất đai, ở phần của người tiếp nhận hồ sơ, sẽ có mục: vào sổ tiếp nhận hồ sơ số bao nhiêu.
Trước đây, theo Luật đất đai 2003, ngày vào sổ tiếp nhận hồ sơ đối với hợp đồng thế chấp, đăng ký QSDĐ, thì có giá trị để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đó. Nhưng theo Luật đất đai 2013, chỉ khi người ta kê khai đăng ký và được ghi vào trong Sổ địa chính, thì thời điểm ghi trong Sổ địa chính mới là căn cứ để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp, đăng ký QSDĐ.
Trong đăng ký biến động, phần kê khai của người đăng ký, sẽ có mục GCN đã cấp. Tức là đã được cấp GCN rồi, trong quá trình sử dụng có những thay đổi, thì phải đăng ký những thay đổi đó. Trên GCN, sẽ có số vào sổ cấp giấy chứng nhận, số phát hành giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận, nội dung biến động: nội dung trước khi biến động, nội dung sau khi biến động; lí do biến động (v/d: tặng cho QSDĐ, chuyển nhượng QSDĐ); tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đ/v thửa đất đăng ký biến động (bên chuyển nhượng đã nộp thuế thu nhập hay chưa, trước đó đã nộp tiền sử dụng đất hay chưa…), các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo hồ sơ này (v/d: giấy chứng nhận được cấp, hợp đồng văn bản chuyển quyền sử dụng đất, quyết định gia hạn thời hạn QSDĐ, công văn đồng ý cho tách thửa…); xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất đó; ý kiến của cơ quan đăng ký đất đai.
Kết quả của việc đăng ký
Đăng ký lần đầu Đăng ký biến động
pháp: