Kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Kiểm tra, đánh giá

1.2.1.1. Kiểm tra

Có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm kiểm tra.

Theo Từ điển Tiếng Việt ( 1998) “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [ 36,tr. 29].

Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam( 2005) “ Kiểm tra là một hoạt động đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của sản phẩm và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính”. Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế, thu thập những dữ liệu, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. ” [ 37].

Nhƣ vậy, kiểm tra là hoạt động đo lƣờng kết quả học tập theo bộ công cụ đã chuẩn bị trƣớc với mục đích đƣa ra các kết luận, khuyến nghị về một mặt nào đó của quá trình dạy học tại một thời điểm cụ thể để điều chỉnh nhằm đạt các mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Từ những phân tích trên cúng tôi thống nhất: “Kiểm tra năng lực học tập của HS là xem xét HS đạt đƣợc những kiến thức, kỹ năng, thái độ...thế nào so với mục tiêu, chuẩn đã đề ra, từ đó có kế hoạch giúp HS cải thiện thành tích học tập nói riêng, nâng cao chất lƣợc giáo dục nói chung”.

1.2.1.2. Đánh giá

Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo. Nếu coi quá trình giáo dục và đào tạo là một hệ thống thì đánh giá đóng vai trò phản hồi của hệ thống. Đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh hệ thống, là cơ sở cho việc đổi mới phát triển giáo dục. Chính vì vậy, đánh giá là một trong những vấn đề luôn đƣợc quan tâm.

15

Theo Marger (1993) “ Đánh giá là việc mô tả tình hình HS và GV để quyết định công việc cần phải tiếp tục và giúp HS tiến bộ ”.

Theo R Tiler (1984) “ Đánh giá là xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chƣơng trình giáo dục”.

Nhƣ vậy, chúng tôi có thể hiểu KTĐG kết quả học tập nhƣ sau: “KTĐG kết quả học tập các cách thức GV thu thập và sử dụng thông tin trong kết quả học tập của HS, bao gồm các thông tin định tính, thông tin định lƣợng thu thập đƣợc trong quá trình giảng dạy, nhằm đƣa ra những nhận định, quyết định, xây dựng kế hoạch và theo dõi điều chỉnh việc giảng dạy của mình, phân loại và thiết lập một môi trƣờng tƣơng tác văn hóa XH để giúp HS học tập tiến bộ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)