Khảo sát thực trạng xử lý, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.6. Khảo sát thực trạng xử lý, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đổi mới KTĐG kết quả học tập phải bắt đầu từ trong chính ý thức của GV và ngƣời CBQL, đổi mới KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS là vấn đề sống còn, vì lợi ích của HS và vì tƣơng lai của nhà trƣờng. Chính vì thế, cùng với việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức KTĐG..., việc xử lý và phân tích kết quả KTĐG cũng là một nội dung rất cần thiết. Bởi vì, kết quả KTĐG có tác động rất lớn đối với cả CBQL, GV, HS và phụ huynh. Nếu xử lý, phân tích thông tin đúng sẽ giúp cho GV nhận diện đúng thực trạng dạy của mình để điều chỉnh, đổi mới phƣơng pháp dạy học, hình thức KTĐG; HS sẽ tích cực hơn, nỗ lực hơn và dẫn đến sự thay đổi trong các em không chỉ làm chủ kiến thức, kỹ năng...mà thay đổi cả niềm tin, thái độ và hình thành cho các em những năng lực cần thiết trong cuộc sống; CBQL sẽ có những chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học, nâng cao chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng; Phụ huynh sẽ thấy

62

đƣợc mặt mạnh và những hạn chế của con em mình qua đó có sự quan tâm giúp các em tiến bộ.

Để đánh giá nội dung này, tôi đã thu thập thông tin bằng nghiên cứu 55 hồ sơ ( sổ điểm, phần mền quản lý SMAS của các nhà trường, học bạ HS) và phỏng vấn một số CBQL và GV của các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên về thực trạng xử lý, phân tích kết quả KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS, nhận thấy hầu hết kết quả KTĐG đƣợc báo cáo dƣới hình thức điểm số, chƣa có đánh giá về năng lực, GV bộ môn, GV chủ nhiệm khi phê học bạ chỉ đánh giá về thái độ, ý thức chứ chƣa đánh giá khả phát triển năng lực của từng HS. GV bộ môn sau khi tổ chức kiểm tra chỉ thông báo điểm số, không có nhận xét, định hƣớng để HS phát triển năng lực. Cô giáo Trần Thị Hồng Hoa ( GV môn Hóa học trƣờng THPT Trần Quốc Tuấn) nhận xét: “ Với cách tổ chức thi, tuyển sinh vào các trường

đại học như hiện nay, chúng tôi KTĐG kết quả học tập luôn chú trọng vào điểm số, chứ chưa đặt nặng yếu tố phát huy năng lực, bởi vì cha mẹ các em chỉ muốn con mình có được điểm cao trong học tập vào đỗ vào các trường đại học mong muốn”, còn cô Nguyễn Thị Đà Giang ( GV môn Ngữ văn

trƣờng THPT Trần Quốc Tuấn) cho biết “ Mặc dù môn Ngữ văn là môn học đòi hỏi tư duy, phân tích mở, nhưng khi KTĐG chúng tôi cũng muốn kiểm tra lại những gì GV truyền đạt trên lớp cho các em, việc sử dụng kiến thức để phân tích một tình huống XH chỉ dừng lại mức độ nhận định đúng hay sai, chưa giúp cho HS đưa ra cách giải quyết và bài học kinh nghiệm cho bản thân ”. Với những nhận xét này, việc xử lý và phân tích kết quả KTĐG chƣa

giúp cho HS đánh giá đúng thực chất năng lực của bản thân, các em mất cơ hội để sáng tạo, phụ huynh không thấy đƣợc sở trƣờng, mặt mạnh hay yếu của con mình.

63

tổ chức KTĐT kết quả học tập của HS) chúng ta thấy nội dung “Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá” đƣợc GV đánh giá thấp nhất trong các nội dung, họ chƣa

đƣợc bồi dƣỡng cách xử lý, phân tích kết quả KTĐG nhận xét năng lực HS. Vì vậy, các nhà trƣờng cần xây dựng các biện pháp quản lý, tổ chức bồi dƣỡng cho GV những kiến thức liên quan đến xử lý và phân tích kết quả KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)