Tình hình kinh tế xã hội của huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Huyện Phú Hòa đƣợc thành lập vào năm 2002 trên cơ sở chia tách từ thị xã Tuy Hòa. Phú Hòa là một huyện thuần nông với tổng diện tích 264,2 km² và dân số là 113.850 ngƣời chiếm khoản 12,1% dân số toàn tỉnh. Hiện nay, đơn vị hành chính huyện Phú Hòa gồm có 8 xã và một thị trấn. Là một huyện nằm trên vùng châu thổ đồng bằng sông Đà Diễn xƣa và nay là sông Đà Rằng, nên ngƣời dân Phú Hòa đã sớm phát triển kinh tế nông nghiệp, khai thác những lợi thế về đất đai để biến khu vực này thành một trong những vựa lúa có năng suất cao của tỉnh.

Tình hình an ninh chính trị luôn đƣợc giữ vững, ngƣời dân có truyền thống hiếu học, rất quan tâm đến việc học tập của con em, cũng nhƣ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục của địa phương

2.2.2.1. Quy mô phát triển giáo dục

Huyện Phú Hòa có 28 trƣờng Mần non, Tiểu học, THCS và 03 trƣờng THPT: Trong đó, có 24/28 trƣờng Mần non, Tiểu học, THCS và 02/03 trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia.

51

Ở bậc học THPT quy mô trƣờng, lớp gồm tất cả các khối lớp 10,11,và 12 với khoảng 3.500 học sinh. 100% GV đều đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ CBQL các nhà trƣờng đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, có năng lực lãnh đạo, phẩm chất chính trị tốt. Đa số HS ngoan hiền, lễ phép. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hằng năm trên 97 %, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi có trình độ THPT và tƣơng đƣơng đạt 85%. Quy mô phát triển giáo dục trong 3 năm, từ 2018 đến 2021 đƣợc thể hiện trên bảng 2.4:

Bảng 2.4. Quy mô phát triển giáo dục từ năm 2018 đến 2021

Nội dung Năm học

2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Khối lớp 10 1.348 1.148 1.184 Khối lớp 11 1.408 1.320 1.121 Khối lớp 12 1.452 1.373 1.296 Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 97,56 98,4 98,4 Tỷ lệ % thi đỗ các trường ĐH, CĐ 67,53% 72,34%

Số liệu tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

2.2.2.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Tổng số CBQL, GV của 3 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên trên 200 ngƣời trong đó CBQL gồm 10 ngƣời. Chất lƣợng đội ngũ CBQL, GV các nhà trƣờng đáp ứng đƣợc yêu cầu của giáo dục, luôn ổn định. Nhiều thầy, cô đã, đang phấn đấu trở thành GV dạy giỏi, nhiều cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua tỉnh, nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Yên.

2.2.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường

Các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đặt ở vị trí trung tâm đông dân cƣ, nên thuận lợi cho việc học tập, sinh hoạt của HS. Hệ thống trƣờng lớp đƣợc đầu tƣ khang trang, các nhà trƣờng đều có các phòng học bộ môn, phòng máy tính, phòng máy chiếu, phòng nghe nhìn,

52

phòng thiết bị thí nghiệm, phòng thƣ viện, phòng truyền thống, phòng các tổ bộ môn, sân tập thể dục thể thao ... Tuy nhiên, hiện nay nhiều thiết bị dạy học đã xuống cấp, thiết bị phục vụ thí nghiệm thực hành chƣa đồng bộ, khả năng sử dụng CNTT của một số GV còn hạn chế nên chƣa khai thác hết các phòng học chức năng, đặc biệt là môn ngoại ngữ. Việc sử dụng trang thiết bị dạy học vào KTĐG kết quả học tập còn ít, nên chƣa gây thích thú trong HS.

2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phú Hòa về công tác kiểm trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phú Hòa về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đánh giá nhận thức của đội ngũ CBQL, GV các trƣờng THPT về mức độ quan trọng của công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS và đánh giá mức độ cần thiết của việc đổi mới công tác KTĐG kết quả hoc tập theo định hƣớng phát triển năng lực trong nhà trƣờng hiện nay, tác giả đã thực hiện khảo sát 10 CBQL và 80 giáo viên của 3 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL và GV về mức độ quan trọng và sự cần thiết đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng

lực HS Đối tƣợng Nội dung Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 SL % SL % SL % SL % CBQL Tầm quan trọng 6 60 4 40 0 0 0 0 Sự cần thiết 7 70 3 30 0 0 0 0 GV Tầm quan trọng 55 68,75 25 31,25 0 0 0 0 Sự cần thiết 53 66,25 27 33,75 0 0 0 0 Số liệu tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

53

Mức1: Rất quan trọng/ Rất cần thiết Mức 2:Quan trọng/ Cần thiết

Mức 3: Ít quan trọng/ Ít cần thiết Mức 4: Không quan trọng/ Không cần thiết

Nhận xét: Kết quả trên bảng 2.5 cho thấy CBQL và GV các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đánh giá cao về tầm quan trọng của KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS, họ nhận thức tốt vai trò của các nội dung này. Đánh giá mức độ quan trọng có từ 60% đến 68,75 % CBQL, GV đánh giá ở mức độ “Rất quan trọng”; và 31,25 % đến 40% đánh giá ở mức độ “Quan trọng”, không có đối tƣợng nào đánh giá ở mức độ “Ít quan trọng” và “Không quan trọng”. Từ kết quả của tầm

quan trọng, chúng tôi tiếp tục phân tích với nội dung về đánh giá mức độ cần thiết của việc đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS trong nhà trƣờng hiện nay. Kết quả thu đƣợc trên bảng 2.5 cho thấy đội ngũ CBQL và GV đánh giá ở mức độ rất cần thiết và cần thiết là tuyệt đối (100%) trong đó có từ 66,25 % đến 70 % ngƣời đánh giá ở mức độ “Rất cần thiết” và từ 30 % đến 33,75% ngƣới đánh giá ở mức độ “Cần thiết”. Nhƣ vậy, đa số CBQL và GV đã đánh giá cao về tầm quan trọng và sự cần thiết việc đổi mới công tác KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực HS trong nhà trƣờng THPT hiện nay. Do vậy, các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên cần quan tâm đến công tác nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng và sự cần thiết đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS.

2.3.2. Khảo sát thực trạng về xác định mục tiêu công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Từ kết quả khảo sát về sự quan trọng và mức độ cần thiết của việc đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS, tôi tiếp tục khảo sát thực trạng xác định mục tiêu công tác KTĐG kết quả học tập. Một khi CBQL, GV và HS nắm vững, hiểu rõ đƣợc mục tiêu công tác

54

KTĐG kết quả học tập HS sẽ giúp cho CBQL, GV, và HS thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, hiệu quả của công tác KTĐG, quản lý công tác KTĐG cao hơn. Kết quả thu nhận nhƣ sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát xác định mục tiêu KTĐG của GV

TT Nội dung Số lƣợng khảo sát Số lƣợt chọn Tỷ lệ %

1 Vì sự sáng tạo và tiến bộ của học sinh 80 46 57,5 2 Để giúp giáo viên điều chỉnh phƣơng pháp dạy học 80 70 87,5 3 Dùng để đánh giá và xét điều kiện lên lớp của HS 80 69 82,25 4 Cung cấp thông tin cho học sinh và phụ huynh về

chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng

80 55 68,75 5 Giúp nhà QLGD cải thiện kịp thời hoạt động dạy và

học trong nhà trƣờng

80 40 50

Số liệu tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

Nhận xét: Hầu hết GV đều đánh giá cao mục tiêu công tác KTĐT kết quả học tập là “ Để giúp GV điều chỉnh phương pháp dạy học” và “ Dùng để

đánh giá và xét điều kiện lên lớp của HS”, các nội dung này đạt tỷ lệ từ 82,25% đến 87,5%. Trong khi đó các nội dung “ Vì sự sáng tạo và tiến bộ của HS” ( đạt 57,5%) cũng nhƣ “Cung cấp thông tin cho học sinh và phụ huynh về chất lượng giáo dục của nhà trƣờng” ( đạt 68,75) và “ Giúp nhà QLGD cải thiện kịp thời hoạt động dạy và học trong nhà trường”( đạt 50%)

đƣợc đánh giá thấp so với 2 nội dung trên. Nội dung “Vì sự sáng tạo và tiến

bộ của HS” là mục tiêu chính của công tác KTĐG kết quả học tập theo định

hƣớng phát triển năng lực HS, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay. Điều này cho thấy đội ngũ GV của các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa chƣa xác định đúng mục tiêu công tác KTĐG kết quả học tập. Họ còn nặng về cách đánh giá truyền thống, thực dụng, chƣa đƣợc tiếp cận, bồi dƣỡng để thay đổi nhận thức trong KTĐG kết quả học tập HS.

55

Tóm lại, qua khảo sát thực trạng xác định mục tiêu công tác KTĐG kết quả học tập của HS, tác giả nhận thấy GV chƣa xác định đúng mục tiêu, chƣa thay đổi cách đánh giá. Từ phân tích trên, tác giả nhận thấy các nhà trƣờng cần bồi dƣỡng cho đội ngũ GV hơn nữa nhận thức về mục tiêu, xác định đúng mục tiêu công tác KTĐG, có nhƣ vậy công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS mới thật sự mang lại hiệu quả.

2.3.3. Khảo sát thực trạng nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh định hướng phát triển năng lực học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là hoạt động có tính chất tất yếu trong quá trình dạy học. Trong thực tế, KTĐG kết quả học tập có ảnh hƣởng và tác động đến các yếu tố khác của quá trình dạy học. Mỗi môn học tập trung trang bị cho HS những hiểu biết khoa học cơ bản, từ đó vận dụng giải quyết các tình huống liên quan trong thực tiễn nhằm phát triển năng lực của HS. Chính vì thế, xác định nội dung để xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập KTĐG nhằm phát triển năng lực cho HS, mỗi GV cần phải đƣợc rèn luyện, bồi dƣỡng về đổi mới nội dung KTĐG nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục. Tác giả thực hiện khảo sát thực trạng thực hiện nội dung này trong đội ngũ GV các nhà trƣờng, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát những nội dung đƣợc quan tâm nhất khi xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập KTĐG kết quả học tập của HS

Nội dung Số lƣợng khảo sát

Mức độ ƣu tiên Điểm trung bình Thứ hạng 1 2 3 4 Kiến thức 80 54 18 3 5 3,513 1 Kỹ năng 80 4 25 36 15 2,200 3 Năng lực 80 18 30 23 9 2,713 2 Thái độ 80 3 8 23 46 1,600 4

Nguồn tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

Mức độ ưu tiên 1: Được quan tâm nhất Mức độ ưu tiên 2: Được quan tâm thứ hai

56

Nhận xét: Qua khảo sát nhận thấy khi xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập KTĐG nội dung “ Kiến thức” đƣợc đa số đội ngũ GV lựa chọn là ƣu tiên 1, họ chú trọng kiểm tra kiến thức hơn phát huy “Năng lực”, “ Kỹ năng”

hoặc ý thức “ Thái độ” HS trong quá trình học tập. Trong khi đó điều kiện

học tập nhƣ nhau, nội dung học tập giống nhau, một tập thể lớp mỗi HS có một khả năng riêng, nếu GV đặt nặng vào kiến thức không biết cách phát huy năng lực của cá nhân mỗi HS sẽ làm cho các em mất đi cơ hội đƣợc thể hiện sự sáng tạo, những kỹ năng cần thiết trong học tập.

GV chƣa nắm kỹ khái niệm về năng lực: Năng lực bao gồm cả hệ thống kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ, việc KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS là giúp HS kết nối các nội dung trên một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Từ kết quả khảo sát trên ta thấy GV đã hiểu và tách riêng năng lực, họ xem năng lực không quan trọng bằng kiến thức, họ chƣa thoát khỏi cách KTĐG truyền thống.

Trong hệ thống các năng lực thì có nhóm các năng lực chung và nhóm các năng lực chuyên biệt ( đặc trƣng cho môn học). Để tìm hiểu thêm mức độ thực hiện KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS, tác giả tiếp tục khảo sát trong GV và HS kết quả thực hiện những nội dung khi xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập KTĐG, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.8 và 2.9 nhƣ sau:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các nội dung KTĐG kết quả học tập của HS.( Số liệu khảo sát từ GV) TT Nội dung Số lƣợng khảo sát Số lƣợt chọn Tỷ lệ % Thứ hạng

1 Tái hiện lại kiến thức đã đƣợc học. 80 70 87,50 1 2 Tập trung vào năng lực thực tế và 80 63 78,75 2

57 sáng tạo, khả năng vận dụng các tình huống thực tiễn.

3 Chú trọng phát triển khả năng tƣ duy, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp...

80 57 71,25 3

4 Xác định năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập.

80 41 51,25 4

5 Chú trọng phát triển năng lực chuyên biệt cho mỗi môn học.

80 22 27,5 5

Nguồn tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các nội dung KTĐG kết quả học tập của HS( Số liệu khảo sát từ HS) TT Nội dung Số lƣợng khảo sát Số lƣợt chọn Tỷ lệ % Thứ hạng

1 Chỉ kiểm tra lại kiến kiến thức đã đƣợc học trên lớp.

55 41 74,54 1

2 Nội dung dựa trên cơ sở kiến thức đƣợc học gắn với những tình huống, những kiến thức liên môn

55 30 54,54 2

3 Chú trọng phát triển khả năng tƣ duy, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp...

55 15 27,27 3

4 Có sự phân hóa chú trọng phát triển năng lực chuyên biệt từng đối tƣợng học sinh.

55 7 12,72 4

Số liệu tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

Nhận xét: Từ kết quả khào sát ở bảng 2.8 và 2.9, tác giả nhận thấy đội ngũ GV các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên bƣớc đầu thực hiện công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS, song nội dung “ Kiểm tra lại kiến thức đã được học trên lớp”

58

luôn đƣợc GV và HS đánh giá đạt mức độ cao, ở vị thứ 1. Nội dung “ Tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo, khả năng vận dụng các tình huống thực tiễn” cũng đƣợc đánh giá cao (78,75%), hay “Nội dung dựa trên cơ sở kiến thức được học gắn với những tình huống, những kiến thức liên môn” (

54,54%), đây là tín hiệu đáng mừng, phần nào họ đã giúp HS phát triển nhóm năng lực chung.

Tuy nhiên, những nội dung mang tính phát huy năng lực, sự sáng tạo của HS, nhóm năng lực chuyên biệt lại đạt tỷ lệ thấp. Đặc biệt nội dung “ Chú

trọng phát triển năng lực chuyên biệt cho mỗi môn học”( 27,5%), hay “ Có sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)