Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 87 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Tuy đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu, xong việc quản lý công tác KTĐG kết quả học tập, nhất là KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú

76

- Mặc dù công tác KTĐG đƣợc thực hiện đúng theo quy định của ngành, nhƣng các trƣờng THPT chƣa có sự chỉ đạo, kiểm tra thực hiện một cách sâu sát. Đặc biệt CBQL chƣa cụ thể hóa và chƣa yêu cầu triệt để đến toàn thể GV trong trƣờng về đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Hoạt động chỉ đạo mới dừng lại ở mức độ “chủ trƣơng”, chƣa đi sâu vào từng nội dung cụ thể, đặc biệt là những nội dung liên quan đến dạy học và KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS.

- Đội ngũ GV đƣợc đánh giá có trình độ chuyên môn vững vàng nhƣng những kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến việc KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS còn hạn chế, điều này thể hiện qua việc xác định mục tiêu, các nội dung, hình thức, quy trình tổ chức KTĐG và xử lý, phân tích kết quả KTĐG của GV.

- Năng lực quản lý của CBQL các nhà trƣờng về KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS còn hạn chế. Do vậy, một số nội dung quản lý, chỉ đạo đƣợc đánh giá không cao, thể hiện qua việc đánh giá các mặt quản lý. Nguyên nhân của những hạn chế trên theo tôi là do năng lực tổ chức, quản lý công tác KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực HS của đội ngũ CBQL và GV chƣa đƣợc tốt, chƣa có cơ chế linh động hợp lý, tạo điều kiện để GV chủ động trong công tác KTĐG theo hƣớng phát triển năng lực HS. Do vậy, rất cần thiết xây dựng các biện pháp đổi mới quản lý, phát huy vai trò, năng lực của đội ngũ CBQL và GV, xây dựng môi trƣờng học tập, rèn luyện tạo động cơ, hứng thú học tập cho HS trong nhà trƣờng.

* Nguyên nhân thực trạng

Một số CBQL giao phó công tác KTĐG cho tổ chuyên môn, GV nên còn lơi lỏng trong thực hiện các chức năng KTĐG. Phần lớn CBQL còn kiêm nhiệm nhiều công việc, thời gian bị chi phối nhiều cũng tạo nên những hạn

77

chế khi thực hiện chức năng quản lý công tác KTĐG.

Thiếu CSVC, thiết bị cần thiết, các phần mềm hỗ trợ cho quản lý và KTĐG nên công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS gặp nhiều khó khăn. Kinh phí chi cho hoạt động KTĐG còn nhiều bất cập, đây là khó khăn lớn cho các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.

Nhà trƣờng chƣa có cơ chế quản lý linh động, phù hợp với điều kiện của từng trƣờng. Mối quan hệ giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng chƣa thật sự gắn kết, nên thiếu sự hỗ trợ cho công tác KTĐG kết quả học tập của HS.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Ngƣời dân huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có truyền thống hiếu học, quan tâm đến việc học tập của con em và sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện nhà. Ba trƣờng THPT trên địa bàn đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân tin tƣởng giao phó. Hoạt động dạy học và quản lý các hoạt động dạy học, cũng nhƣ công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS đã đƣợc lãnh đạo các nhà trƣờng quan tâm và triển khai thực hiện. Về cơ bản, đội ngũ GV có nhiều kinh nghiệm công tác, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu dạy học của ngành giáo dục. Đa số CBQL, GV và HS có nhận thức tốt về vai trò của đổi mới nội dung. hình thức KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Bƣớc đầu công tác quản lý hoạt động này đã đạt đƣợc những thành quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS ở trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa vẫn còn những điểm hạn chế, những mặt yếu nhƣ quản lý việc xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức KTĐG theo hƣớng phát triển năng lực, quản lý tổ chức hoạt động KTĐG của GV còn lúng túng, chƣa đƣợc đánh giá cao.

78

Việc quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác KTĐG, thực trạng quản lý xử lý, phân tích kết quả KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực HS còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực quản lý của đội ngũ CBQL các nhà trƣờng về đổi mới hình thức dạy học nói chung, công tác KTĐG kết quả học tập theo hƣớng phát triển năng lực HS nói riêng còn hạn chế. Với cơ sở lý luận đã đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 1 cùng cơ sở thực tiễn, những điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố ảnh hƣởng dẫn đến hạn chế đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 2, việc tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên là nhiệm vụ cốt lõi và sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong chƣơng 3 của luận văn này.

79

CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƢỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)