Kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 108 - 111)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

theo định hướng phát triển năng lực học sinh

* Mục đích của biện pháp

Một trong những nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của BCH TW khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, đối với ngành GD&ĐT là cần đổi mới căn bản hình thức và phƣơng pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hƣớng coi trọng phát triển năng lực HS. Mục

97

đích của biện pháp là kiểm tra kịp thời điều chỉnh công tác KTĐG theo đúng định hƣớng phát triển năng lực học sinh.

b. Nội dung tổ chức thực hiện.

KTĐG kết quả học tập có vai trò vừa tạo động lực, điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động QLGD, vừa xác nhận sự tiến bộ và thành tích học tập theo chuẩn đầu ra đƣợc quy định trong chƣơng trình giáo dục. Vì vậy, đánh giá chất lƣợng giáo dục phải phản ánh mức độ đạt chuẩn chƣơng trình, phải cung cấp thông tin đúng, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hƣớng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực HS.

Kết quả khảo sát thực tế nhiều năm qua, việc KTĐG kết quả học tập trong các nhà trƣờng chƣa triển khai đúng và đầy đủ về nội hàm và ý nghĩa của hoạt động đánh giá chất lƣợng giáo dục, còn phiến diện, chƣa hƣớng tới mục tiêu phát triển hài hoà phẩm chất và năng lực của HS. KTĐG hiện nay chỉ chú trọng yêu cầu ghi nhớ kiến thức, chƣa coi trọng vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Việc phối hợp giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS, đánh giá của nhà trƣờng với đánh giá của gia đình và của XH còn hạn chế.

Do vậy, để công tác KTĐG kết quả học tập theo hƣớng phát triển năng lực HS thực sự đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa trong đội ngũ GV, sự hợp tác tích cực từ HS và sự phối hợp đầy trách nhiệm của phụ huynh HS, CBQL các trƣờng THPT cần xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nội dung này một cách khoa học, hợp lý, đúng mục tiêu của nội dung. Cụ thể:

- Cần quán triệt, tuyên truyền đội ngũ GV công tâm, khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS. Tạo động lực cho mỗi GV luôn luôn sẵn sàng cho sự đổi mới trong KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực HS.

- Phổ biến đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của ngành về day học và KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS đến toàn thể

98

GV, để họ nắm, hiểu và vận dụng một cách thành thục công tác KTĐG.

- Kiểm tra việc các tổ chuyên môn, GV xây dựng mục tiêu KTĐG, ma trận đề, thực hiện các bƣớc KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS có phù hợp hay không. Hệ thống câu hỏi, bài tập có đáp ứng đƣợc mục tiêu của từng chủ đề, đơn vị bài học hay không.

- Thực hiện kiểm tra, lƣu trữ các đề kiểm tra, đề thi, qua đó đánh giá mức độ phù hợp và các năng lực mà mỗi HS sẽ đƣợc phát triển qua mỗi bài học, chủ đề từ đó chỉ đạo rút kinh nghiệm.

- Kiểm tra việc tổ chức KTĐG có nghiêm túc, khách quan hay không, kết quả có phản ánh đƣợc năng lực thực sự của mỗi HS chƣa, từ đó CBQL có điều chỉnh biện pháp quản lý cho phù hợp.

- Cần kiểm tra việc chấm bài, trả bài của GV, bởi vì đây là khâu quan trọng để HS kiểm tra lại mức độ lĩnh hội kiến thức của mình. Việc chấm bài GV cần phải thể hiện cả định lƣợng và định tính, phải giúp cho HS biết mình tiến bộ đến đâu.

- Kiểm tra GV đã xử lý thông tin đúng quy định hay chƣa, thông tin phải phản ánh đƣợc mức độ đạt đƣợc của mỗi HS qua từng chủ đề, đơn vị bài học.

Tóm lại, kiểm tra hoạt động KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS là quá trình CBQL xem xét thực tiễn để phát hiện, đánh giá thực trạng về hoạt động KTĐG nhằm thực hiện việc xây dựng hoàn thiện và ban hành các quy chế, quy định, các văn bản hƣớng dẫn, hệ thống các tiêu chuẩn, đề xuất các biện pháp điều chỉnh hoạt động KTĐG. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động KTĐG kết quả học tập trong trƣờng THPT nhằm chỉ ra xem các nội dung trong kế hoạch hoạt động KTĐG có đƣợc thực hiện đầy đủ hay không? Có đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất có thể hay không, các nội dung có hƣớng tới kết quả mong đợi không?

99

* Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp

Nhà trƣờng cần tăng cƣờng công tác KTĐG chất lƣợng dạy học, năng lực giảng dạy của từng GV, thông qua các buổi dự giờ thăm lớp, thông qua lấy phiếu thăm dò thông tin GV dạy trên lớp để có hƣớng điều chỉnh, góp ý, thay đổi hình thức KTĐG kết quả học tập tốt hơn.

Giáo viên phải lấy chuẩn nghề nghiệp làm trung tâm trong đánh giá năng lực HS. Không thành kiến, thiên vị, tạo áp lực nặng cho HS. GV cần nắm rõ hoàn cảnh của từng HS qua đó có cách đánh giá toàn diện, khách quan hơn.

Học sinh phải hợp tác tốt với GV, có ý thức tự giác trong học tập không quá đặt nặng điểm số, mà lấy sự tiến bộ của mình để phát huy năng lực trong học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)