Khảo sát thực trạng hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 70 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Khảo sát thực trạng hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả

tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Hình thức KTĐG kết quả học tập HS cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động KTĐG, bởi vì lựa chọn hình thức KTĐG phù hợp sẽ giúp cho GV tổ chức triển khai KTĐG sẽ đƣợc thuận lợi hơn, tiết kiệm đƣợc thời gian, tạo sự thích thú cho HS, kết quả KTĐG sẽ tốt hơn. Có nhiều hình thức KTĐG, song mỗi hình thức đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, không

59

có hình thức KTĐG nào là hoàn hảo. Tuy nhiên, để phát huy đƣợc sự sáng tạo và năng lực của mỗi HS, ngƣời GV cần cân nhắc, lựa chọn hình thức KTĐG cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của hệ thống câu hỏi/ bài tập. Để đánh giá thực trạng này, tác giả đã khảo sát trong GV và HS kết quả nhƣ sau:.

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát những hình thức thƣờng đƣợc sử dụng để KTĐG kết quả học tập HS

TT Hình thức KTĐG Số lượng khảo sát Số lượt

chọn Tỷ lệ % Thứ hạng GV HS Tổng 1 Hình thức tự luận 80 55 135 51 37,8 4 2 Hình thức trắc nghiệm 80 55 135 102 75,6 1 3 Hình thức tự luận và trắc nghiệm 80 55 135 97 71,85 2 4 Hình thức vấn đáp 80 55 135 42 31,1 5 5 Hình thức thực hành 80 55 135 56 41,48 3 6 Hình thức khác 80 55 135 3 2,22 6

Số liệu tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát, chúng ta nhận thấy phần lớn GV chọn “Hình thức trắc nghiệm” và “ Hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm” để tổ chức hoạt động KTĐG; “ Hình thức tự luận” và “ Hình thức vấn đáp”, “ Hình thức thực hành” ít đƣợc sử dụng. Chúng ta không đánh giá hình thức

nào tốt hay không tốt; Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, ta nhận thấy có sự chênh lệch quá lớn giữa “Hình thức trắc nghiệm”, “ Hình thức tự luận kết hợp

với trắc nghiệm” so với các hình thức khác. Xét về mặt phát triển sự sáng tạo

và năng lực thì hình thức kiểm tra tự luận, hình thức kiểm tra vấn đáp và thực hành sẽ giúp cho GV phát huy đƣợc năng lực thực sự của mỗi HS, phân hóa đƣợc đối tƣợng HS, đánh giá cá biệt hóa đối tƣợng tốt hơn.

Có thể nói cách tổ chức KTĐG kết quả học tập và thi nhƣ hiện nay chƣa đem lại hiệu quả cao trong phát triển năng lực HS, các nhà trƣờng thực hiện một cách cứng nhắc quy định của ngành, GV còn bị ràng buộc bởi những

60

văn bản hƣớng dẫn có tính chỉ đạo của ngành. Do vậy, CBQL các trƣờng THPT cần có những biện pháp quản lý hoạt động KTĐG một cách linh hoạt hơn, mạnh dạn giao quyền các tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch KTĐG sao cho từng chủ đề bài học, chuyên đề dạy học đƣợc sử dụng hình thức KTĐG kết quả học tập thích hợp để phát triển năng lực của từng HS.

2.3.5. Khảo sát thực trạng quy trình tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Tổ chức KTĐG kết quả học tập là một hoạt động đòi hỏi GV không chỉ có trình độ chuyên môn vững, xác định rõ nội dụng, nắm vững và sử dụng thành thạo các hình thức KTĐG hiệu quả, mà còn phải đƣợc trang bị những kỹ thuật KTĐG, tuân thủ các nguyên tắc và quy trình KTĐG nhất định. Nếu không nắm vững quy trình KTĐG, ngƣời GV sẽ lúng túng khi xây dựng nội dung và tổ chức KTĐG, và lẽ đó kết quả KTĐG sẽ không phản ánh đƣợc tính khách quan, tính bao quát và không đạt đƣợc mục tiêu KTĐG.

Tác giả đã khảo sát thực trạng quy trình tổ chức KTĐG kết quả học tập ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng quy trình tổ chức KTĐT kết quả học tập của HS

TT Nội dung Số lƣợng khảo sát Số lƣợt chọn Tỷ lệ % Thứ hạng 1 Xác định mục tiêu KTĐG. 80 57 71,25 4

2 Phản hồi thông tin đến HS và các đối tƣợng liên quan.

80 63 78,75 3

3 Triển khai kiểm tra, đánh giá. 80 73 91,25 1

4 Xử lý kết quả KTĐG. 80 47 58,75 5

5 Lựa chọn các phƣơng pháp, hình thức, phƣơng tiện KTĐG.

80 66 82,5 2

Số liệu tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

61

vững quy trình tổ chức KTĐG kết quả học tập. “Xác định mục tiêu KTĐG” là bƣớc đầu tiên và cơ bản nhất nhƣng lại đƣợc đánh giá ở mức độ ƣu tiên thấp ( vị thứ 4/5). Đây là một vấn đề tồn tại ở các trƣờng THPT mà hệ quả bắt nguồn từ sự thiếu đƣợc trang bị kiến thức, không đƣợc tập huấn, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn về công tác KTĐG.

Xây dựng quy trình KTĐG kết quả học tập không đúng sẽ dẫn đến sự thiếu khách quan, không rõ trọng tâm của nội dung câu hỏi/ bài tập KTĐG. Kết quả KTĐG không phản ánh đƣợc sự tiến bộ và khả năng sáng tạo của HS, các em sẽ không đƣợc tiếp cận với các hình thức KTĐG mới, hấp dẫn hơn.

Để thực hiện tốt công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS các nhà trƣờng cần có biện pháp quản lý, hỗ trợ, bồi dƣỡng năng lực cho GV nắm vững quy trình tổ chức KTĐG kết quả học tập HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)