8. Cấu trúc luận văn
2.4.5. Khảo sát thực trạng quản lý xử lý, phân tích kết quả kiểm tra, đánh
kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Trong những năm qua BGDĐT cũng có nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS ở tất cả các cấp học. Triển khai việc “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên
cứu bài học”. Triển khai xây dựng “Mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và KTĐG kết quả học tập của học sinh”. Mục tiêu của
mô hình này là đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG theo hƣớng khoa học, hiện đại; Tăng cƣờng mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phƣơng pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; Thực hiện trung thực trong thi, kiểm tra; Góp phần chuẩn bị cơ sở lí luận và thực tiễn về đổi mới PPDH, KTĐG và quản lý hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG phục vụ đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa sau năm 2015.
Quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và phƣơng pháp tổ chức thi, KTĐG, đổi mới hình thức và phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực HS.
Qua phỏng vấn và nghiên cứu hồ sơ (55 hồ sơ gồm: học bạ, sổ điểm, phần mền quản lý điểm SMAS...), nhiều CBQL, GV đều có chung quan điểm là công việc này ít đƣợc chú trọng, Theo kết quả nghiên cứu hồ sơ, nhận thấy GV bộ môn, GV chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ KTĐG chỉ đáp ứng với kế hoạch, nhiệm vụ năm học của ngành, của trƣờng, Các nhà trƣờng chú trọng điểm số, làm sao tỷ lệ xếp loại học lực, hạnh kiểm đạt đƣợc chỉ tiêu do hội nghị cán bộ công chức, viên chức đề ra đầu năm, và hầu nhƣ không chú ý đến hình thành năng lực cho HS, nhiều GV không cung cấp bất cứ phản hồi nào cho HS và phụ huynh. Mọi nhận xét của GV chủ nhiệm, của CBQL các nhà trƣờng đều chú ý đến thái độ học tập của HS ( Hiền, chăm ngoan, lễ phép....),
72
không có GV nào nhận xét về năng lực, chiều hƣớng phát triển của HS. Thầy Ngô Tấn Lộc – Phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn trƣờng THPT Trần Bình Trọng- cho biết: “ Cách thi, công nhận kết quả học tập, công nhận kết quả tốt nghiệp như hiện nay, các nhà trường chú trọng vào điểm số, chỉ đạo GV dạy tổ chức KTĐG bảo đảm tỷ lệ điểm số sao có lợi cho HS, đạt chỉ tiêu của nhà trường. Các trường đại học khi tuyển sinh cũng chú trọng vào điểm học bạ, điểm thi ( các môn trong tổ hợp xét tuyển có cao hay không) họ không chú trọng vào nhận xét của GV, của nhà trường. Do vậy, việc phân tích, nhận xét kết quả học tập, đánh giá năng lực của từng HS ít được nhà trường chú trọng”. Còn thầy Trƣơng Hải Tân- Hiệu trƣởng trƣờng THPT Trần Suyền –
nhận xét “ Hầu hết phụ huynh chỉ mong con mình đạt được điểm số cao trong quá trình học tập, nên trong các buổi họp cha mẹ HS, nhà trường, họ chỉ mong GV chủ nhiệm thông báo kết quả học tập, con em họ xếp ở vị thứ mấy trong lớp, các nhà trường cũng lấy tỷ lệ điểm số để xem xét đánh giá thi đua GV, nên nhà trường cũng quản lý, đánh giá kết quả học tập chủ yếu dựa trên điểm số, hầu như không tính đến phát triển năng lực cho các em”.
Một thực tế cũng dễ nhận thấy, các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, chƣa thực hiện tốt việc quản lý xử lý, phân tích kết quả KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS, bởi do sĩ số học sinh trên lớp tƣơng đối đông ( tử 42 đến 45 em / lớp), chƣa kiểm tra, định hƣớng thực hiện nội dung này một cách khoa học.
Xử lý và phân tích kết quả học tập là một nội dung quan trọng trong quản lý công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Do vậy, CBQL các trƣờng THPT cần xây dựng biện pháp quản lý phù hợp để thực hiện tốt công tác này trong nhà trƣờng
73