Khảo sát thực trạng nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 67 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Khảo sát thực trạng nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

định hướng phát triển năng lực học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là hoạt động có tính chất tất yếu trong quá trình dạy học. Trong thực tế, KTĐG kết quả học tập có ảnh hƣởng và tác động đến các yếu tố khác của quá trình dạy học. Mỗi môn học tập trung trang bị cho HS những hiểu biết khoa học cơ bản, từ đó vận dụng giải quyết các tình huống liên quan trong thực tiễn nhằm phát triển năng lực của HS. Chính vì thế, xác định nội dung để xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập KTĐG nhằm phát triển năng lực cho HS, mỗi GV cần phải đƣợc rèn luyện, bồi dƣỡng về đổi mới nội dung KTĐG nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục. Tác giả thực hiện khảo sát thực trạng thực hiện nội dung này trong đội ngũ GV các nhà trƣờng, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát những nội dung đƣợc quan tâm nhất khi xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập KTĐG kết quả học tập của HS

Nội dung Số lƣợng khảo sát

Mức độ ƣu tiên Điểm trung bình Thứ hạng 1 2 3 4 Kiến thức 80 54 18 3 5 3,513 1 Kỹ năng 80 4 25 36 15 2,200 3 Năng lực 80 18 30 23 9 2,713 2 Thái độ 80 3 8 23 46 1,600 4

Nguồn tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

Mức độ ưu tiên 1: Được quan tâm nhất Mức độ ưu tiên 2: Được quan tâm thứ hai

56

Nhận xét: Qua khảo sát nhận thấy khi xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập KTĐG nội dung “ Kiến thức” đƣợc đa số đội ngũ GV lựa chọn là ƣu tiên 1, họ chú trọng kiểm tra kiến thức hơn phát huy “Năng lực”, “ Kỹ năng”

hoặc ý thức “ Thái độ” HS trong quá trình học tập. Trong khi đó điều kiện

học tập nhƣ nhau, nội dung học tập giống nhau, một tập thể lớp mỗi HS có một khả năng riêng, nếu GV đặt nặng vào kiến thức không biết cách phát huy năng lực của cá nhân mỗi HS sẽ làm cho các em mất đi cơ hội đƣợc thể hiện sự sáng tạo, những kỹ năng cần thiết trong học tập.

GV chƣa nắm kỹ khái niệm về năng lực: Năng lực bao gồm cả hệ thống kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ, việc KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS là giúp HS kết nối các nội dung trên một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Từ kết quả khảo sát trên ta thấy GV đã hiểu và tách riêng năng lực, họ xem năng lực không quan trọng bằng kiến thức, họ chƣa thoát khỏi cách KTĐG truyền thống.

Trong hệ thống các năng lực thì có nhóm các năng lực chung và nhóm các năng lực chuyên biệt ( đặc trƣng cho môn học). Để tìm hiểu thêm mức độ thực hiện KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS, tác giả tiếp tục khảo sát trong GV và HS kết quả thực hiện những nội dung khi xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập KTĐG, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.8 và 2.9 nhƣ sau:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các nội dung KTĐG kết quả học tập của HS.( Số liệu khảo sát từ GV) TT Nội dung Số lƣợng khảo sát Số lƣợt chọn Tỷ lệ % Thứ hạng

1 Tái hiện lại kiến thức đã đƣợc học. 80 70 87,50 1 2 Tập trung vào năng lực thực tế và 80 63 78,75 2

57 sáng tạo, khả năng vận dụng các tình huống thực tiễn.

3 Chú trọng phát triển khả năng tƣ duy, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp...

80 57 71,25 3

4 Xác định năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập.

80 41 51,25 4

5 Chú trọng phát triển năng lực chuyên biệt cho mỗi môn học.

80 22 27,5 5

Nguồn tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các nội dung KTĐG kết quả học tập của HS( Số liệu khảo sát từ HS) TT Nội dung Số lƣợng khảo sát Số lƣợt chọn Tỷ lệ % Thứ hạng

1 Chỉ kiểm tra lại kiến kiến thức đã đƣợc học trên lớp.

55 41 74,54 1

2 Nội dung dựa trên cơ sở kiến thức đƣợc học gắn với những tình huống, những kiến thức liên môn

55 30 54,54 2

3 Chú trọng phát triển khả năng tƣ duy, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp...

55 15 27,27 3

4 Có sự phân hóa chú trọng phát triển năng lực chuyên biệt từng đối tƣợng học sinh.

55 7 12,72 4

Số liệu tác giả khảo sát tháng 12 năm 2020

Nhận xét: Từ kết quả khào sát ở bảng 2.8 và 2.9, tác giả nhận thấy đội ngũ GV các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên bƣớc đầu thực hiện công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS, song nội dung “ Kiểm tra lại kiến thức đã được học trên lớp”

58

luôn đƣợc GV và HS đánh giá đạt mức độ cao, ở vị thứ 1. Nội dung “ Tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo, khả năng vận dụng các tình huống thực tiễn” cũng đƣợc đánh giá cao (78,75%), hay “Nội dung dựa trên cơ sở kiến thức được học gắn với những tình huống, những kiến thức liên môn” (

54,54%), đây là tín hiệu đáng mừng, phần nào họ đã giúp HS phát triển nhóm năng lực chung.

Tuy nhiên, những nội dung mang tính phát huy năng lực, sự sáng tạo của HS, nhóm năng lực chuyên biệt lại đạt tỷ lệ thấp. Đặc biệt nội dung “ Chú

trọng phát triển năng lực chuyên biệt cho mỗi môn học”( 27,5%), hay “ Có sự phân hóa chú trọng phát triển năng lực chuyên biệt từng đối tượng học sinh” (12,72%) xếp vị thứ 4 và 5. Chƣơng trình GDPT 2018 đƣợc thiết kế với mục

tiêu phát triển năng lực và phẩm chất HS, thay đổi tƣ duy cách đánh giá từ “ Sau khi học xong chƣơng trình phổ thông HS biết gì” sang “Sau khi học xong chƣơng trình phổ thông HS làm đƣợc gì”. Do vậy, cùng với phát triển nhóm năng lực chung, phát triển nhóm năng lực chuyên biệt ( năng lực bộ môn) cũng cần đƣợc chú trọng trong đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS.

Với thực trạng này, các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phú Hòa cần phải trang bị những năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV về xây dựng nội dung hệ thống câu hỏi/ bài tập KTĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS để đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)