6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.2.1.1. Môi trường kinh tế
- Tăng trƣởng kinh tế
Theo Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2020 và 5 năm (2016-2020); dự kiến kế hoạch năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2021-2025) của Chính phủ trình Quốc hội, kinh tế vĩ mô của Việt Nam duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm. Năm 2020, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng khá nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2020 đạt ở mức 2,12%, dự kiến cả năm ước đạt mức tăng trưởng 2%-3%.
Theo Kết luận của UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 số 249/TB-UBND ngày 11/12/2020, Năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 kết hợp với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nhưng với sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt, sâu sát, quyết liệt của UBND tỉnh cùng với sự đồng thuận, nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 3,61% (cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung). Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.187 tỷ đồng, vượt 23,6% dự toán năm. Kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên đạt mốc 1.058,8 triệu USD, vượt 9,2% kế hoạch đề ra và tăng 14,8% so với cùng kỳ. Các hoạt động văn hoá - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống của đại bộ phận nhân dân
trong tỉnh cơ bản ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững...
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 2,8% trong năm 2020 và 6,8% vào năm 2021. Ngân hàng HSBC cũng vừa công bố Báo cáo "Kinh tế châu Á: Tất cả đều chịu đựng", trong đó dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ đạt mức 2,6% và được kỳ vọng sẽ đạt mức 8,1% trong năm 2021. HSBC khuyến nghị, Việt Nam cần có thêm các chính sách hỗ trợ tiền tệ để giúp nền kinh tế phục hồi...
Như vậy, năm 2020 với mức tăng trưởng này được coi là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới, nhờ nội lực và, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế.
Năm 2021, dự báo, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Xung đột thương mại gia tăng và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, nợ công trên phạm vi toàn cầu và những thách thức lớn đối với thương mại, đầu tư, tăng trưởng, bất bình đẳng, nghèo đói và các vấn đề xã hội. Chính phủ đã trình Quốc hội mục tiêu GDP tăng khoảng 6% năm 2021 và GDP bình quân tăng khoảng 6,5-7% trong giai đoạn 2021-2025.
- Mức lãi suất
Trong năm 2020, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ đã phát huy hiệu quả và đem lại những kết quả tích cực. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, tính chung từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã ba lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 - 2%/năm lãi suất điều hành; giảm 0,6 - 1%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho
vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, tính đến tháng 11-2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm
- Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp hoạt động của Công ty TNHH đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Nhơn Hòa vì đơn giá cho thuê lại đất có kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp được tính bằng USD. Đồng thời, tình hình đầu tư vào khu công nghiệp và giá trị xây dựng hạ tầng cũng chịu ảnh hưởng quan trọng từ tỷ giá hối đoái, do vậy nó cũng tác động gián tiếp đến kết quả hoạt động của KCN Nhơn Hòa. Vào thời điểm lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án hạ tầng KCN Nhơn Hòa, tỷ giá hối đoái là 1USD = 18.000 VND (cuối năm 2017) nhưng hiện nay đã lên đến 1USD = 23.000 VND.
- Lạm phát
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, đến ngày 18-12-2020, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 12,83% so cuối năm 2019 và tăng 14,62% so cùng kỳ năm 2019. Thanh khoản của tổ chức tín dụng được đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt. Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chỉ số CPI bình quân năm giảm từ 4,74% năm 2016 xuống 3,54% năm 2018; năm 2019, giảm còn 2,79%.