Lĩnh vực đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp nhơn hòa giai đoạn 2021 2025 (Trang 79 - 82)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.4.3.1. Lĩnh vực đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành 10 KCN độc lập và 3 KCN thuộc Khu Kinh tế Nhơn Hội với tổng diện tích quy hoạch là 1.961 ha. Hiện nay, 03 KCN Phú Tài và KCN Long Mỹ (giai đoạn 1) và KCN Nhơn Hòa (giai đoạn 1) đã được thu hút lấp đầy. 03 KCN đô thị,

dịch vụ Becamex Bình Định, Hòa Hội, KCN Nhơn Hòa (giai đoạn 2) đang

triển khai xây dựng và tiếp nhận đầu tư; 03 KCN Cát Trinh, Bình Nghi, Long Mỹ (giai đoạn 2) đang lập thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; KCN Bồng Sơn chưa được đưa vào quy hoạch hệ thống KCN Việt Nam. Bên cạnh đó, 03 KCN (A, B, C) trong Khu kinh tế Nhơn Hội đang được tích cực xây dựng và phát triển.

Theo thống kê, đến cuối năm 2019, cả nước có 328 khu công nghiệp (KCN) được thành lập, trong đó có 256 KCN đã đi vào hoạt động, 72 KCN đang xây dựng. Có 46 trên tổng số 328 KCN đạt tỷ lệ lấp đầy và đang được mở rộng. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của các KCN tại tỉnh/thành phố lớn phía Bắc và phía Nam lần lượt là hơn 92% và 80% vào cuối năm 2019.

đó nêu rõ những định hướng, mục tiêu đến năm 2025, về phát triển công nghiệp cần đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tạo động lực phát triển nhanh nền kinh tế của tỉnh. Trong đó, tập trung nguồn lực, tạo điều kiện tốt nhất để xây dựng và đưa Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Becamex Bình Định đi vào hoạt động; tích cực thu hút các nhà đầu tư, lấp đầy các khu công nghiệp hiện có và có kế hoạch phát triển các khu công nghiệp mới…

Phân tích năm lực lƣợng cạnh tranh

Một: Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của lĩnh vực đầu tư hạ tầng các KCN là những doanh nghiệp hay cá nhân hay có điều kiện về vốn đầu tư và các tiềm lực sẵn có muốn mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới khi nhận thấy cơ hội. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng vấp phải các rào cản nhập cuộc khá cao. Trước hết, ta thấy vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN rất lớn. Mặt khác, thời gian thu hồi vốn lại chậm, điều đó đồng nghĩa với đòi hỏi doanh nghiệp phải đủ sức gánh chịu lãi suất ngân hàng trong dài hạn. Ngoài ra, khả năng tiếp cận các nhà đầu tư và khả năng lôi kéo họ đầu tư vào KCN là một vấn đề không phải dẽ dàng đối với bất kỳ công ty nào.

Hai: Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Trên địa bàn tỉnh có nhiều công ty hoạt động trong ngành chủ đầu tư các KCN: Phú Tài và Long Mỹ, Cát Trinh, Hòa Hội… và tại các địa phương lân cận như Phú Yên, Gia Lai, Quảng Ngãi cũng có các KCN. Tuy nhiên, do đặc thù về chính sách ưu đãi đầu tư và một số quy định khác như suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy, bảo vệ môi trường, điều kiện về giao thông, cảng biển… của các KCN nên các đối thủ chính ở đây được xác định là các doanh nghiệp hạ tầng KCN Becamex, KCN Nhơn Hội, KCN Long Mỹ…

Trong số này, KCN Becamex có quy mô lớn, được hưởng các ưu đải đầu tư thuộc địa bàn Khu kinh tế nhưng đang trong giai đoạn, giải phóng mặt

bằng và xây dựng ban đầu chưa đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư. Mặt khác, địa hình nhấp nhô, cao độ thay đổi lớn nên khối lượng đào dắp, san nền rất lớn, suất đầu tư xây dựng hạ tầng KCN cao hơn KCN Nhơn Hòa. Như vậy duy chỉ có KCN Becamex là đối thủ phải hết sứ quan tâm vì có tính cạnh tranh cao.

Hiện nay, khi đầu tư và khai thác hạ tầng KCN Nhơn Hòa giai đoạn 1 đã thu hút lấp đầy, ưu thế vượt trội đang thuộc về KCN Nhơn Hòa. Tuy nhiên, về lâu dài, khi đầu tư cùng lúc nhiều dự án hạ tầng KCN khác trong tỉnh, các đối thủ của Công ty sẽ phát sinh nhiều hơn và mức độ cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. Bởi vì, khi các KCN Nhơn Hội và các KCN hiện hữu khác đã lấp đầy, điều này đồng nghĩa với ngành công nghiệp của địa phương đã phát triển rất mạnh. Hệ quả của nó là sức hấp dẫn các dự án công nghiệp càng tăng lên gấp bội, do vậy thị trường hạ tầng trở nên hấp dẫn hơn kể cả về xu thế và tìm kiếm lợi nhuận.

Ba: Năng lực thương lượng của người mua

Hiện nay, Cung đã vượt gấp nhiều lần Cầu trong lĩnh vực hạ tầng KCN nên các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp (sản xuất công nghiệp) có rất nhiều sự lựa chọn cùng việc đưa ra các yêu sách đối với các doanh nghiệp cho thuê hạ tầng. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay thì năng lực thương lượng người mua là rất cao. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý là khu vực có điều kiện giao thông thuận lợi nhất trong các KCN, đồng thời cũng là nơi gần cảng quy Nhơn nhất nên nó vẫn chiếm giữ được sự độc đáo về mặt này.

Về lâu dài, khi thị trường đất công nghiệp phát triển mạnh hơn thì sức mạnh thương lượng của người mua có tăng lên. Tuy nhiên, việc phát triển thêm các KCN mới phải căn cứ theo kết quả lấp đầy các KCN hiện hữu. Theo quy định, tỷ lệ này phải đạt từ 60% trở lên. Do đó, thị trường này sẽ không bị khủng hoảng thừa quá lớn để dẫn tới Nhà đầu tư lại bị lệ thuộc ngược lại đối với khách hàng của mình.

Bốn: Năng lực thương lượng của nhà cung cấp

Các nhà thầu hay nhà cung cấp vật liệu xây dựng, cấp điện, cấp nước, hạ tầng viễn thông... có khả năng thương lượng thấp vì thị trường xây dựng hiện nay bị đình đốn, tồn kho bất động sản quá lớn, mặt khác giá một số dịch vụ do Nhà nước quy định hoặc thị trường đang có xu thế cạnh tranh bằng giảm giá.

Thị trường nhân công đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện nay mức lương bình quân tại Bình Định còn khá thấp, và một lượng lao động khá lớn là người Bình Định đang làm việc tại các tỉnh thành phố phía Nam có thể chọn phương án về lại địa phương với mức lương thấp hơn hợp lý.

Năm: Các sản phẩm thay thế

Hầu như không có sản phẩm thay thế của lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp vì việc triển khai đầu tư các dự án phải tuân thủ quy hoạch và không được Lãnh đạo địa phương khuyến khích đầu tư đầu tư các dự án đơn lẻ ngoài các KCN tập trung. Trước đây, một số huyện có chấp nhận cho một số dự án đầu tư ngoài các KCN tại địa bàn nhưng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ chủ đầu tư các KCN. Do vậy, chủ trương thống nhất của tỉnh là các dự án sản xuất công nghiệp chỉ được bố trí trong các KCN. Trường hợp, dự án không thuộc ngành, lĩnh vực đầu tư đã quy hoạch của KCN mới xem xét các khả năng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp nhơn hòa giai đoạn 2021 2025 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)