7. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội và quỹ bảo hiểm xã hội
* Khái niệm về BHXH
Theo Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, (khoản 1, điều 3) “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Nhƣ vậy mục đích chính của BHXH chính là góp phần ổn định cuộc sống cho ngƣời lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
* Các loại hình bảo hiểm xã hội hiện nay
BHXH bắt buộc là sự bảo đảm thay thế hoặc ù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Đánh giá kiểm soát thực hiện kế hoạch Điều hành hoạt động, kiểm soát Ra quyết định
vào quỹ bảo hiểm xã hội.
BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nƣớc tổ chức mà ngƣời tham gia đƣợc lựa chọn mức đóng, phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ tiền đóng ảo hiểm xã hội để ngƣời tham gia hƣởng chế độ hƣu trí và tử tuất.
BH thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những ngƣời bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo luật định, dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
* Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung, đƣợc hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu khác, sử dụng để ù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho ngƣời tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; nhằm ổn định đời sống cho họ và gia đình họ và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nƣớc.