Đặc điểm tài chính của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 65 - 70)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Đặc điểm tài chính của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Phù

Bảo hiểm xã hội huyện Phù Mỹ là đơn vị dự toán cấp III, trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, công tác lập dự toán cũng nhƣ quyết toán ngân sách của Bảo hiểm xã hội huyện Phù Mỹ đều phải thông qua Bảo hiểm xã hội tỉnh, mà ộ phận trực tiếp là Phòng tài chính kế toán của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định. Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, các khoản thu, nhiệm vụ chi năm trƣớc và các văn ản hƣớng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội huyện lập dự toán thu chi gửi ảo hiểm xã hội tỉnh tổng hợp gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

* Lập dự toán thu chi BHXH, BHYT, BHTN

Định kỳ vào tháng 7 năm tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định có văn ản hƣớng dẫn đơn vị cấp huyện trực thuộc đánh giá tình hình thực hiện dự toán của năm và lập dự toán cho năm tiếp theo. Dự toán năm sau dựa trên số liệu đánh giá của năm hiện tại và căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao của ngành theo lộ trình đã đƣợc Quốc hội, Chính phủ thông qua. Căn cứ hƣớng dẫn đó Bảo hiểm xã hội huyện lập dự toán thu, chi BHXH, BHYT, BHTN gửi BHXH tỉnh tổng hợp gửi BHXH Việt Nam.

Dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN: Tổ thu - số thẻ và kiểm tra căn cứ số ƣớc thực hiện năm hiện hành để dự kiến số đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT, BHTN năm dự toán, dự kiến số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN năm dự toán. Ngoài yếu tố đối tƣợng tham gia đơn vị còn căn cứ vào mức đóng, tiền lƣơng cơ sở, lƣơng tối thiểu vùng và các yếu tố khách quan tác động đến tình hình lao động việc làm...,

Dự toán chi BHXH, BHTN: Tổ kế toán - Chi trả và Giám định BHYT căn cứ số ƣớc chi của đối tƣợng hƣởng hàng tháng, một lần trong năm, tỷ lệ tăng lƣơng cơ sở và các yếu tố khách quan để dự kiến số ngƣời, số tiền chi của năm dự toán, trong đó:

Chi BHXH bắt buộc do Ngân sách Nhà nước đảm bảo: đặc thù của nguồn này là những ngƣời hƣởng chế độ có hồ sơ đƣợc giải quyết từ năm 1995 trở về trƣớc nên chủ yếu là giảm, chỉ tăng chế độ mất sức có thời hạn nay đƣợc hƣởng lại theo Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, tuất hàng tháng do ngƣời hƣởng mất... Vậy dự toán chi của nguồn này căn cứ vào số chi ƣớc giảm năm nay và năm trƣớc.

Chi BHXH bắt buộc từ quỹ BHXH: căn cứ tỷ lệ tăng số ƣớc chi năm nay so với năm trƣớc theo từng nội dung chi hƣu trí tử tuất, tai nạn lao động, ốm đau thai sản), tỷ lệ tăng lƣơng cơ sở và các yếu tố khách quan để dự kiến số ngƣời, số tiền chi của năm dự toán.

Chi BHXH tự nguyện: căn cứ tỷ lệ tăng số ƣớc chi năm nay so với năm trƣớc theo từng nội dung chi đóng BHYT, lƣơng hƣu, trợ cấp một lần, mai táng phí, tử tuất), tỷ lệ tăng lƣơng cơ sở để dự kiến số ngƣời, số tiền chi của năm dự toán cho phù hợp.

Chi Bảo hiểm thất nghiệp: căn cứ tỷ lệ tăng số ƣớc chi năm nay so với năm trƣớc theo từng nội dung chi đóng BHYT, trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, trợ cấp BHTN một lần, hỗ trợ học nghề), tỷ lệ tăng lƣơng cơ sở và đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp dự kiến của Phòng lao động thƣơng inh và xã hội huyện để dự kiến số ngƣời, số tiền chi của năm dự toán.

Dự toán chi BHYT (hay còn gọi chi KCB quỹ BHYT): Tổ kế toán - Chi trả và Giám định BHYT phối hợp với Bộ phận Giám định BHYT căn cứ số chi KCB ƣớc thực hiện năm hiện hành và giá viện phí mới đã đƣợc địa phƣơng phê duyệt để dự kiến số chi KCB năm dự toán.

Dự toán chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN: quỹ tiền lƣơng cho viên chức, ngƣời lao động trong cơ quan và các nội dung chi liên quan đến quản lý BHXH, BHYT, BHTN.

toán bao gồm sô biên chế đƣợc tuyển theo chỉ tiêu đƣợc duyệt và số ngƣời làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn theo Nghị định 68/2000/NĐ- CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ để tính quỹ tiền lƣơng, phụ cấp và các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn.

Các nội dung chi liên quan đến quản lý BHXH, BHYT, BHTN: căn cứ vào tình hình ƣớc chi năm hiện hành, mức lƣơng cơ sở, Quy chế chi tiêu nội bộ của ngành và Thông tƣ quy định các định mức của Bộ tài chính để dự kiến các khoản chi thƣờng xuyên, thƣờng xuyên đặc thù và không thƣờng xuyên của năm dự toán.

* Tổ chức chấp hành dự toán thu chi BHXH, BHYT, BHTN

Hàng năm, căn cứ Quyết định giao dự toán thu - chi BHXH, BHYT, BHTN của BHXH tỉnh Bình Định, BHXH huyện Phù Mỹ triển khai cho các tổ chuyên môn thực hiện.

Đối với dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN: Tổ Thu - sổ trẻ và kiểm tra thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc, khai thác mở rộng đối tƣợng tham gia. Định kỳ hàng tháng báo cáo số tiền thu đƣợc, số còn nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN cho lãnh đạo BHXH huyện và BHXH tỉnh để có ý kiến chỉ đạo kịp thời khắc phục tồn tại, phát huy những lợi thế phấn đấu hoàn thành vƣợt mức kế hoạch giao.

Đối với dự toán chi BHXH, BHTN từ các nguồn: BHXH huyện tiến hành chi theo thực tế phát sinh, đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng chế độ nhà nƣớc quy định. Hàng tháng báo cáo số liệu chi BHXH, BHTN của toàn huyện về BHXH tỉnh để kịp thời bổ sung kinh phí khi phát sinh chế độ mới, thay đổi lƣơng cơ sở so với dự toán đƣợc giao đầu năm.

Đối với dự toán chi BHYT: Định kỳ hàng quý tiến hành kiểm tra, thẩm định chi phí KCB đối với các cơ sở y tế ký hợp đồng KCB BHYT tại địa phƣơng mình quản lý, căn cứ chi phí KCB, chi phí vƣợt dự toán do nguyên

nhân khách quan để gửi BHXH tỉnh xem xét, xử lý để có hƣớng xử lý kịp thời cho các cơ sở y tế phục vụ ngƣời bệnh kịp thời và ngày càng tốt hơn. Đồng thời thƣờng xuyên tuyên truyền, kiểm tra, giám sát để hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ KCB BHYT, gây mất cân đối quỹ Bảo hiểm y tế.

Đối với chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN: căn cứ vào dự toán chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN đƣợc giao, BHXH huyện thực hiện chi theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ của nhà nƣớc và hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam, quyết toán vào các mục, tiểu mục tƣơng ứng của mục lục Ngân sách Nhà nƣớc quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1288/QĐ- BHXH ngày 26/9/2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH huyện chủ động sắp xếp các khoản chi trong phạm vi dự toán đƣợc giao để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, sử dụng hiệu quả kinh phí, tiết kiệm kinh phí đảm bảo bổ sung thu nhập tăng thêm cho viên chức, ngƣời lao động và sử dụng quỹ khen thƣởng phúc lợi phù hợp tại đơn vị. Cụ thể các khoản chi gồm:

Chi thường xuyên: chi tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp lƣơng, các khoản đóng góp theo lƣơng tính theo số biên chế Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã giao. Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thƣờng xuyên (vật tƣ văn phòng, thông tin liên lạc, thanh toán dịch vụ công cộng, công tác phí, điện… , các khoản chi mua sắm, thay thế trang thiết bị làm việc, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

Chi thường xuyên đặc thù: chi phục vụ công tác thu (chi thù lao cho tổ chức, cá nhân lập danh sách cấp thẻ, trả thẻ BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi, chi thù lao cho tổ chức, cá nhân làm đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT một số đối tƣợng, chi lập danh sách tăng giảm HGĐ… , chi in sổ BHXH, thẻ BHYT, chi phí in, mua biểu mẫu, in thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, chi tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, chi lệ

phí chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp (chi thù lao cho cá nhân tham gia chi trả, hỗ trợ nƣớc uống, chi phí thuê địa điểm chi trả, thuê lực lƣợng bảo vệ trong những ngày chi trả tại xã, chi phí thuê phƣơng tiện vận chuyển tiền).

Chi không thường xuyên: Chi thuê ao đƣờng truyền (Internet, kênh truyền dữ liệu nội bộ toàn tỉnh office Wan), chi thuê trụ sở làm việc, chi sữa chữa trụ sở làm việc.

* Quyết toán thu chi BHXH, BHYT, BHTN

Cuối quý, cuối năm BHXH huyện đã lập BCTC với đầy đủ biểu mẫu (quyết toán chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN, quyết toán thu - chi BHXH, BHYT, BHTN… theo đúng quy định chế độ kế toán, mục lục ngân sách nhà nƣớc và các quy định của nhà nƣớc gửi BHXH tỉnh Bình Định và các đơn vị có liên quan theo quy định hiện hành.

Nhận xét về công tác tài chính ở Bảo hiểm xã hội huyện Phù Mỹ:

- Chƣa xây dựng quy trình lập dự toán thu, chi dẫn đến thời gian lập dự toán, gửi dự toán thƣờng chậm so với thời gian quy định; việc phân công trách nhiệm chƣa rõ ràng nhƣ số chi BHXH đƣợc cung cấp bởi bộ phận Chế độ BHXH hay bộ phận kế toán)

- Thuyết minh BCTC còn sơ sài chƣa so sánh đƣợc số liệu quyết toán với dự toán giao, chƣa phân tích kết quả đạt đƣợc và những tồn tại; từ đó tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém giúp cho đơn vị hoàn thành mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao.

- Việc lập dự toán trên cơ sở quá khứ, dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trƣớc và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trƣởng, tỷ lệ lạm phát dự kiến tuy dễ lập nhƣng số dự toán ít sát với thực tế nhƣ số chi thực tế BHXH, BHYT, BHTN trong năm thƣờng tăng nhiều hơn so với dự toán do các yếu tố khách quan (các chính sách mới thƣờng xuyên ra đời) và chủ quan (do những

thủ đoạn trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tinh vi, phức tạp hơn tác động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)