6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.9. Khảo sát đặc tính kháng khuẩn của vật liệu chế tạo được theo phương pháp đếm
đếm khuẩn lạc
Trong phương pháp này, các vi sinh vật được tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt vật liệu và sự ức chế tăng trưởng của chúng có thể được xác định sau một khoảng thời gian nhất định. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép xác định số tế bào sống. Đầu tiên, hấp các dụng cụ. Sau đó, chuẩn bị các ống chủng E.coli, Coliforms ở các ngưỡng từ nồng độ 106 đến 107 (CFU/mL). Dùng pipetman và đầu típ vô trùng, hút 1 mL chủng vi sinh vào ống nghiệm chứa 9 mL nước RO đã khử trùng để pha loãng vi khuẩn ở các ngưỡng nồng độ khác nhau (Hình 2.3). Cân vật liệu màng cần xác định, mỗi loại 0,01 gam lần lượt cho vào ống nghiệm đã chứa vi khuẩn E. coli,
Coliform có nồng độ nguyên mẫu. Lắc đều ống nghiệm, đợi 1 giờ rồi dùng pipetman và đầu típ vô trùng chuyển 1 mL dung dịch trong ống nghiệm có chứa vật liệu vào trong đĩa petri. Đổ khoảng 12-15 mL môi trường đã chuẩn bị vào đĩa petri đã cấy mẫu và để nguội đến 45÷55 oC. Xoay nhẹ đĩa petri cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ vài lần để dung dịch được trộn đều trong môi trường cấy. Đậy nắp đĩa petri để đông tự nhiên.
Hình 2.3. Chuỗi pha loãng mẫu theo dãy thập phân [6]
Sau đó, đem ủ ở các chế độ nhiệt tương ứng với từng chủng vi sinh: E. coli ủ ở nhiệt độ 44 oC/24 giờ, Coliforms ủ ở nhiệt độ 37 oC/24 giờ. Lặp lại thí nghiệm ở các ngưỡng nồng độ khác nhau. Mỗi loại vi khuẩn ứng với một nồng độ được cấy trên ba đĩa petri. Sau 24 giờ đọc kết quả[6].
Số tế bào (đơn vị hình thành khuẩn lạc) vi khuẩn trong 1 gam hay 1 mL mẫu theo phương trình:
N (CFU/mL hay CFU/g) = ∑C
(𝑛1𝑣𝑑1 +⋯+𝑛𝑖𝑣𝑑𝑖 ) (2.15)
Trong đó: N là số tế bào (đơn vị hình thành khuẩn lạc) vi khuẩn trong 1 gam hay 1 mL mẫu;C là tổng số khuẩn lạc đếm được trên các hộp petri đã chọn (có số khuẩn lạc nằm trong khoảng từ 25-250 khuẩn lạc/đĩa);ni là số hộp petri cấy tại độ pha loãng thứ i;di là hệ số pha loãng tương ứng; v là thể tích dung dịch mẫu (mL) cấy vào trong mỗi đĩa. Sự mất khả năng tồn tại (LV) để phản ánh sự ức chế tăng trưởng tế bào được xác định bằng cách áp dụng phương trình:
LV(%) =C−S
C . 100 (2.16)
Trong đó: C là số lượng vi sinh vật (N) tính theo CFU/mL được thu hồi từ các mẫu đối chứng sau 24 giờ; S là số lượng vi sinh vật (N) tính theo CFU/mL được thu hồi từ mẫu thử sau 24 giờ.
2.10. Nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình keo tụ tạo bông với dịch chiết hạt chùm ngây
Sấy khô hạt ở 40 oC trong trong 48 tiếng. Bỏ vỏ bọc và lớp lụa của hạt lấy được nhân chùm ngây. Xay nhân chùm ngây này trong máy xay sinh tố trong 3 phút thu được bột chùm ngây. Cân 1 gam bột chùm ngây cho vào 0,1 lít dung dịch NaCl 1M, đặt trên máy khuấy từ trong 30 phút với tốc độ 130 vòng/phút. Sau đó lọc dung dịch lần một trên giấy lọc rồi lọc lần hai qua màng sợi thủy tinh lỗ 0,4 µm ta thu được dịch chiết chùm ngây [18].