Công tác học sin hở trường trung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh ở trường trung cấp trường sơn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Công tác học sin hở trường trung cấp

1.3.2.1. Giáo dục chính trị tư tưởng học sinh

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của HS trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin đầy đủ, kịp thời đến HS tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong nước và quốc tế; chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục và đào tạo. Giúp HS hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của công dân - HS thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy chế, quy định đào tạo và CTHS … Bao gồm:

- Tuyền truyền, giáo dục về phòng chống các tệ nạn xã hội; tổ chức các hoạt động giáo dục, hướng dẫn sử dụng, khai thác hiệu quả thông tin trên Internet, mạng xã hội, nâng cao khả năng tự đề kháng trước thông tin xấu, độc hại, tránh bị lôi kéo tham gia các hoạt động tôn giáo, hoạt động gây mất ổn định, ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự…

- Đẩy mạnh công tác tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm và tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho HS khởi nghiệp, kết nối với các doanh nghiệp để tổ chức ngày hội việc làm cho HS.

- Thực hiện nghiêm túc chỉ thị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Tăng cường công tác nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong cán bộ, GV và HS. Chủ động phối hợp với ngành công an, chính quyền địa phương để xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng liên quan đến HS;

18

tăng cường theo dõi, quản lý, không để HS bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hoạt động trái pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước, tụ tập gây rối an ninh, trật tự.

1.3.2.2. Tiếp nhận thí sinh tr ng tuy n vào học

Công tác tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học nhằm mục đích quy định thống nhất cách thức đón tiếp HS nhập học, đảm bảo công việc diễn ra hợp lý, khoa học, cũng như xác định nhiệm vụ cho các chuyên viên cụ thể.

Tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo đúng quy định của Bộ LĐ,TB&XH. Thí sinh đến nhập học nhận phiếu thứ tự tại bàn phát phiếu thứ tự, sau đó ngồi đợi đến lượt được gọi lên làm thủ tục nhập học.

Quy trình tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học của mỗi trường có sự khác nhau, nhưng nhìn chung các trường đều tổ chức tiếp nhận HS trúng tuyển theo quy trình sau:

- Thí sinh làm thủ tục nhập học chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu ghi trong “Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển”, xuất trình cho cán bộ kiểm tra hồ sơ.

- Thu tiền học phí; tiền làm thẻ HS, quy chế và chương trình đào tạo; tiền ký túc xá (nếu HS được ở ký túc xá).

- Thu hồ sơ HS, thu đơn nội trú (nếu có) và làm thẻ HS.

- Thu tiền bảo hiểm y tế và tờ khai để làm thẻ bảo hiểm y tế. HS phải khai tờ khai theo mẫu trước khi làm thủ tục nhập học.

- Phân lớp: Thí sinh được phân lớp theo ngành học, chương trình học.

1.3.2.3. Hỗ trợ, tư vấn dịch vụ đối v i học sinh trong học tập và cuộc sống

Thực tế cuộc sống nhà trường trong bối cảnh thông tin bùng nổ, các phương tiện truyền thông phát triển, thay đổi nhanh chóng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động mạnh đến việc học tập và sinh hoạt của HS. Trong đó có những vấn đề không thể giải quyết được trong khuôn khổ phạm vi, chương trình giáo dục theo nhiệm vụ được giao. HS có nhiều vấn đề trong học tập, các khó khăn trong cuộc sống cần được chia sẻ và hỗ trợ kịp thời nhằm đảm

19

bảo kết quả học tập và chất lượng sống cho các em. Các hoạt động hỗ trợ tư vấn dịch vụ cho HS được thực hiện một cách đầy đủ. Ngoài học tập, nhà trường còn hỗ trợ HS về mặt tâm lý, xã hội cũng như đời sống.

1.3.2.4. Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, kết quả rèn luyện của học sinh

Vào đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của nhà trường, cố vấn học tập tổ chức cho HS học tập về các nhiệm vụ của HS được quy định theo quy chế. Theo dõi tình hình xếp loại của HS. Tổ chức quá trình giáo dục thông qua các hoạt động tập thể của lớp, coi trọng và phát huy tính tích cực tự rèn luyện của HS. Gợi mở hướng dẫn, nêu gương tốt để thúc đẩy sự vươn lên, tiến bộ của HS. Theo dõi, uốn nắn, phê phán kịp thời những biểu hiện chưa tốt. Có những biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn những hành động hay khuynh hướng xấu có thể xảy ra, loại bỏ những điều kiện làm nảy sinh hiện tượng xấu. Liên hệ chặt chẽ với gia đình, đoàn thể để thống nhất biện pháp giáo dục HS…

Thực hiện tốt việc đánh giá ý thức học tập, kết quả rèn luyện của HS. Vận dụng đúng đắn, phù hợp các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại. Thực hiện đúng quy trình đánh giá xếp loại. Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá, căn cứ vào quá trình tiếp thu giáo dục của HS, căn cứ vào các ý kiến của các GV bộ môn, cán bộ Đoàn,… GVCN chính thức công bố danh sách kết quả rèn luyện của HS sau khi được Ban Giám hiệu duyệt.

1.3.2.5. Thực hiện chế độ, chính sách đối v i học sinh trung cấp

Thực hiện chế độ, chính sách đối với HS trung cấp hiện nay được Đảng và chính phủ quan tâm. Chính sách đối với HS bao gồm các điều quy định về đối tượng, trách nhiệm và quyền lợi của đối tượng được hỗ trợ chính sách. Thực hiện chế độ, chính sách đối với HS trung cấp tác động tích cực đến đời sống của HS, góp phần trang trải đời sống, sinh hoạt, tạo điều kiện học tập và đảm bảo đời sống cho HS trong suốt quá trình học tập ở trường.

20

1.3.2.6. Thực hiện các quy định quản lý hồ sơ, báo cáo về học sinh

Hồ sơ HS là các thông tin được tổng hợp, phản ánh những thông tin cần thiết về HS được dùng để quản lý trong suốt quá trình học tập, rèn luyện của HS. Hồ sơ HS gồm có hồ sơ của từng HS và thông tin đầy đủ về HS.

Hồ sơ điện tử là hồ sơ được thể hiện dưới dạng cơ sở dữ liệu, được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử. Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh hoặc dạng tương tự. Phần mềm quản lý HS là chương trình ứng dụng để thực hiện một số công việc trong công tác quản lý.

Yêu cầu của công tác quản lý hồ sơ, báo cáo về HS phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và bổ sung kịp thời; Nắm chắc tình hình của mỗi HS và số liệu thống kê tổng hợp về HS của trường; Thống nhất tiêu chí quản lý, mẫu biểu báo cáo; dễ bổ sung, dễ tìm kiếm, dễ lưu trữ; Thực hiện chế độ bảo mật theo quy định QLHS, được diễn đạt theo ngôn ngữ máy tính có thể đọc được.

1.3.2.7. Khảo sát và cung cấp thông tin việc làm của học sinh sau tốt nghiệp cho nhà trường.

Việc khảo sát và cung cấp thông tin việc làm của HS sau tốt nghiệp cho nhà trường nhằm giúp nhà trường đánh giá đúng thực trạng việc làm của HS, khả năng HS đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như tiếp nhận ý kiến của cựu HS về chương trình học, những kỹ năng được đào tạo để nhà trường tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo đạt kết quả tốt, xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội.

1.4. Nội dung quản lý công tác học sinh ở trƣờng trung cấp

1.4.1. Quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh

Tăng cường giáo dục, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành đối với HS; đặc biệt là tổ chức tuyên truyền, thông tin đúng, đầy đủ đến HS về tình hình chính trị,

21

thời sử trong nước và thế giới; về mục đích, ý nghĩa, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vận dụng cụ thể vào từng đơn vị; tổ chức giáo dục đạo đức, nghề nghiệp cho HS phù hợp ngành nghề đào tạo gắn với trách nhiệm của HS; Tổ chức sử dụng giảng dạy tài liệu tích hợp nội dung Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho HS của các cấp học.

Tuyên truyền và hướng dẫn cán bộ, HS nhà trường hưởng ứng tích cực tham gia các cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thực hiện tốt công tác phát triển Đảng và bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong HS; chú trọng phát hiện và bồi dưỡng HS tiêu biểu, xuất sắc thông qua các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động rèn luyện, học tập Đoàn - Hội để tạo nguồn kết nạp đảng.

Tăng cường công tác nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong HS. Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, cán bộ, nhà giáo với HS để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xử lý kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc trong HS. Chủ động phát hiện và phối hợp với ngành công an, chính quyền địa phương để xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng liên quan đến HS; không để HS bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức hoạt động trái pháp luật và các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tụ tập gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên dương, vinh danh các tấm gương HS tiêu biểu trong học tập và rèn luyện, các hành động cao đẹp, gương người tốt, việc tốt trong HS.

1.4.2. Quản lý hoạt động tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học

Quản lí hoạt động tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học gồm có:

22

LĐ,TB&XH và nhà trường;

- Sắp xếp bố trí HS vào các lớp; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khóa học; Làm thẻ và cấp thẻ cho HS;

- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ HS;

Đối với nhà trường chưa có điều kiện cho HS ở nội trú thì nhà trường phải tổ chức thống kê nắm bắt tình hình của HS ngoại trú (địa chỉ, số nhà, tổ dân phố, phường trên địa nơi trường đóng).

Do điều kiện nhà trường chưa có ký túc xá nên ngay từ khi tiếp nhận HS nhập học, phòng CTHS cử cán bộ tham gia công tác hướng dẫn, tư vấn làm thủ tục đăng ký chỗ ở ngoại trú.

1.4.3. Quản lý hoạt động hỗ trợ và các dịch vụ đối với học sinh trong học tập và cuộc sống. tập và cuộc sống.

Trong thời gian học tại trường, HS được đảm bảo hỗ trợ các dịch vụ trong học tập và cuộc sống, như được hỗ trợ các dịch vụ thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được nhà trường cung cấp thường xuyên trên hệ thống Website, các dịch vụ internet không dây, miễn phí và báo ngày cho các lớp, chi đoàn, chi hội học sinh như: báo Tiền phong, báo Giáo dục và thời đại, báo Học sinh Việt Nam.

Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong nhà trường, tạo điều kiện giúp đỡ HS khuyết tật, thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,...

HS được hỗ trợ trong các hoạt động tập thể của thanh niên, như hỗ trợ cho HS tham gia và sinh hoạt trong môi trường năng động với nhiều hoạt động khác nhau như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng xã hội. Với các câu lạc bộ sở thích học sinh như: Câu lạc bộ Nữ sinh, Câu lạc bộ Việc làm, Câu lạc bộ Khiêu vũ, Câu lạc bộ Võ thuật, Câu lạc bộ Bóng đá, cầu lông, bóng chuyền... Người học được tham gia hoạt động văn hóa, rèn luyện thể chất và vui chơi giải trí sau thời gian học tập.

23

Tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động nhằm tăng cường kỹ rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho HS, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định.

1.4.4. Quản lý việc theo dõi, đánh giá ý thức học tập, kết quả rèn luyện của học sinh học sinh

Quản lí lĩnh vực này bao gồm:

- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HS.

- Tổng hợp kết quả và xếp loại HS cuối học kỳ, năm học, khóa học. - Tổ chức thi đua khen thưởng cho tập thể, từng cá nhân HS có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.

- Xử lý kỷ luật đối với HS vi phạm quy chế, nội quy (Quy định chung của nhà trường, quy chế thi kiểm tra, nội quy học sinh,...)

- Tổ chức “Tuần sinh hoạt chính trị công dân HS” vào đầu mỗi khóa học, đầu năm và cuối khóa học.

- Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HS giỏi, tay nghề giỏi và các hoạt động khuyến khích học tập như văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức đối thoại định kỳ giữa hiệu trưởng nhà trường với HS.

- Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HS, tạo mọi điều kiện cho HS tham gia tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường và tạo điều kiện cho HS môi trường phấn đấu rèn luyện.

- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HS

1.4.5. Quản lý việc thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh

Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với HS về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm và các chế độ khác có liên quan.

Tạo điều kiện giúp đỡ HS tàn tật, khuyết tật, HS diện chính sách, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, khám sức

24

khỏe định kỳ; được hướng dẫn và bảo đảm vay tiền của ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho học tập và sinh hoạt.

Tất cả HS hệ chính quy theo học tại trường nếu thuộc diện chính sách đều phải được giải quyết miễn giảm học phí, cấp học bổng theo đúng quy định. Để được hưởng chế độ, HS phải phải chuẩn bị đầy đủ các bản sao giấy chứng nhận ưu tiên (có công chứng) và nộp cho Phòng công tác QLHS.

1.4.6. Quản lý việc thực hiện các quy định quản lý hồ sơ và báo cáo về học sinh

Hàng năm chuyên viên Phòng công tác QLHS căn cứ vào số lượng HS trúng tuyển để đặt in bộ hồ sơ nhập học, bao gồm: Túi đựng hồ sơ; Lý lịch học sinh; Sổ đăng ký nội và ngoại trú;Hướng dẫn HS làm thủ tục nhập học; Thời khóa biểu tuần sinh hoạt công dân; Mẫu đăng ký làm thẻ HS đa năng.

Lấy danh sách trúng tuyển từ Phòng Đào tạo (danh sách này được phân theo từng khoa và sắp xếp theo mã số). Chuyên viên làm nhiệm vụ tiếp nhận HS nhập học phải kiểm tra hồ sơ nhập học của HS. Nếu hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu thì nhận hồ sơ và viết biên nhận giao cho HS. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, yêu cầu HS bổ sung và nộp trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhập học.

Đánh dấu HS đến nhập học vào danh sách trúng tuyển, hồ sơ tiếp nhận phải phân loại theo từng khoa, cập nhật số lượng vào cuối ngày tiếp nhận.

Hồ sơ phải có công chứng và đóng dấu giáp lai vào ảnh, tất cả các nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh ở trường trung cấp trường sơn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)