8. Cấu trúc luận văn
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác học sin hở Trường
Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý CTHS ở Trường
Trung cấp Trường Sơn, chúng tôi đưa ra câu hỏi với 3 mức độ: 3 - rất nhiều, 2
- bình thường, 1 - khơng tác động. Số liệu thu được và xử lý bằng toán học thống kê, cho ra kết quả được thể hiện ở Bảng 2.9:
Bảng 2.9: Mức độ các yếu tố ảnh hƣởng
đến quản lý công tác học sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn
TT Yếu tố Mức độ __
X
Thứ bậc
3 2 1
1 Nhận thức của cán bộ, giáo viên về quản
lý công tác học sinh 10 0 0 3.0 1
2 Năng lực của cán bộ, trong quản lý công
tác học sinh 10 0 0 3.0 1
3 Nhận thức của học sinh về vai trò quản
lý công tác học sinh 9 1 0 2.9 5
4 Các tiêu chí của Nhà trường đưa ra quản
lý cơng tác học sinh 7 3 0 2.7 8
5 Chương trình quản lý công tác học của
Nhà trường 8 2 0 2.8 6
6 Điều kiện cơ sở vật chất 6 4 0 2.6 10 7 Quy chế, chính sách trong quản lý cơng
tác học sinh 7 3 0 2.7 8
Qua Bảng 2.9 cho thấy: Nhận thức của cán bộ giáo viên về quản lý
CTHS và năng lực của họ trong quản lý CTHS được xếp thứ bậc 1. Thực tế
59
Trường Trung cấp Trường Sơn. Tiếp đến là yếu tố Nhận thức của HS về vai
trị quản lý cơng tác HS xếp thứ bậc 5, Chương trình quản lý công tác học
của Nhà trường xếp thứ bậc 6. Thứ bậc 8 là hai yếu tố Quy chế, chính sách
trong quản lý công tác HS và các tiêu chí của Nhà trường đưa ra quản lý công tác HS. Cuối cùng là yếu tố Điều kiện cơ sở vật chất xếp thứ bậc 10.
2.6. Đánh giá chung về quản lý công tác học sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.6.1. Điểm mạnh
Từ kết quả khảo sát về quản lí CTHS ở Trường Trung học Trường Sơn, chúng tơi nhận thấy nhà trường có những điểm mạnh chủ yếu sau đây:
- Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm và xác định quản lý CTHS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Điều này được Ban Giám hiệu nhà trường đưa vào nội dung của kế hoạch năm học.
- Công tác phổ biến, quán triệt những quy định quản lý CTHS được tiến hành thường xuyên và liên tục đến cán bộ, GV và HS của trường. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, GV của nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. HS của trường được phổ biến và quán triệt những quy định về quản lý CTHS nên có ý thức thực hiện tốt các quy định.
- Quản lý CTHS được thực hiện theo đúng quy chế. Đội ngũ CBQL của Trường Trung cấp Trường Sơn có kinh nghiệm và tâm huyết với ngành. Hội đồng quản trị, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm đến việc đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý nói chung và quản lý CTHS nói riêng.
2.6.2. Điểm yếu
Bên cạnh những mặt mạnh trong quản lý CTHS của Trường Trung cấp Trường Sơn trong thời gian qua, vẫn cịn có những hạn chế nhất định:
60
CTHS, tuy nhiên chưa xây dựng được các kế hoạch sát với tình hình thực tế đối với HS của nhà trường, việc giải quyết các thủ tục hành chính, các chế độ chính sách cho HS cịn nhiều bất cập, một số cơng việc cịn giải chậm trễ, chưa kịp thời gây khó khăn cho HS.
- Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với HS trung cấp tại Trường
Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cịn thiếu
kịp thời, chưa có được sự đánh giá, rút kinh nghiệm trong cơng tác này. Vì vậy vẫn cịn nhiều HS gặp khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống.
- Quản lý việc thực hiện các quy định quản lý hồ sơ và báo cáo về HS còn nhiều hạn chế, thiếu nhân lực, năng lực của đội ngũ cán bộ làm quản lí CTHS cịn hạn chế nên giải quyết cơng việc hành chính chưa kịp thời.
- Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HS cịn mang tính hình thức. Việc học tập giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin chưa thực sự có hiệu quả. Việc tổ chức nói chuyện thời sự, sinh hoạt tư tưởng cho học sinh cịn chưa thay đổi hình thức hoạt động nên kết quả đạt được chưa được như mong muốn.
Tiểu kết chƣơng 2
Từ cơ sở lý luận mang tính nền tảng của vấn đề nghiên cứu quản lý CTHS ở chương 1, chúng tôi tổ chức khảo sát, phân tích thực trạng CTHS và thực trạng quản lý CTHS ở Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua; trên cơ sở đó xác định những
mặt mạnh, mặt yếu của công tác này.
Kết quả khảo sát thực trạng nêu trên là cơ sở thực tiễn giúp chúng tôi đề xuất những biện pháp quản lý CTHS ở Trường Trung cấp Trường Sơn,
61
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP TRƢỜNG SƠN, THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Việc xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý CTHS ở Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng phải đảm bảo tính khả thi cao. Chúng ta cần phải căn cứ vào chương trình giáo dục, những đặc điểm tâm sinh lý của HS trường trung cấp nói chung, đặc biệt là HS trường Trung cấp Trường Sơn nói riêng, những điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường cũng như môi trường thực tế của địa bàn... để xác định những biện pháp quản lý cho phù hợp và mang tính khả thi. Có như vậy mới đảm bảo mang lại hiệu quả cao trong quá trình triển khai thực hiện các biện pháp quản lý CTHS ở nhà trường.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc này đòi hỏi khi đề xuất thực hiện các biện pháp quản lý
CTHS ở Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng; vừa đảm bảo tính
tồn diện, cân đối, có tính hệ thống và liên tục giữa các biện pháp, tránh trùng lặp, khơng nhất qn trong q trình thực hiện. Các biện pháp đề xuất được xây dựng dựa trên nội dung khoa học phải tương ứng với hoạt động nhận thức của đối tượng học sinh, tạo ra sự ràng buộc, bổ sung chi phối lẫn nhau. Dựa trên nguyên tắc này, hoạt động quản lý CTHS sẽ đem lại kết quả cao. Nếu không đảm bảo nguyên tắc này, sẽ tạo sự trùng lặp giữa các biện pháp và không đem lại hiệu quả cao trong quản lý CTHS.
62
có sự kết hợp các biện pháp giáo dục thường xuyên, có tính quy trình, có tính hệ thống; phải tác động vào các khâu của quá trình quản lý từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện thực hiện... trên các phương diện về nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi của học sinh.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Tính thực tiễn là kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương; phù hợp với khả năng, năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nguồn lực. Khi đó kế hoạch mới mang tính khả thi cao
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn địi hỏi trong quá trình quản lý CTHS phải làm cho HS hiểu, nắm vững giá trị, phải có tính hệ thống, vận dụng được vào trong thực tiễn, giúp ích cho bản thân, góp phần cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân. Tất cả lý thuyết phải đi đôi với thực hành, nếu khơng có thực hành thì tất cả lý thuyết trở thành lý luận suông, xa rời cuộc sống, không đạt được mục tiêu, đi ngược lại với mục tiêu
Từ yêu cầu thực tiễn để đề ra các biện pháp nâng cao kết quả quản lý CTHS. Kết quả ấy, không những nâng cao ý thức chấp hành của HS mà cịn hình thành giá trị sống trong mỗi con người. Từ đó, HS có cách sống, ứng xử văn minh, có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, nhận biết được các giá trị, xây dựng và hình thành nhân cách. Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch và chương trình quản lý CTHS cần lựa chọn, kết hợp và vận dụng nhiều phương pháp giúp HS hiểu và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống, tránh lý thuyết mang tính hàn lâm khơng áp dụng được vào cuộc sống.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học đòi hỏi trong quá trình quản lý
CTHS, lập kế hoạch phải dựa trên cơ sở khoa học và số liệu tin cậy. Các quyết định khi lập kế hoạch phải dựa vào phân tích vấn đề, xác định những nguyên nhân đánh giá các tác động của nhiều yếu tố theo phương pháp luận khoa học, dựa vào số liệu thực tế và dự báo đáng tin cậy.
63
Phải có các chỉ tiêu hợp lý, các chỉ báo, chuẩn mực rõ ràng để đo đếm được kết quả đầu ra của sản phẩm.
3.2. Các biện pháp quản lý công tác học sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý công tác học sinh đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong trường hoạt động của các phòng chức năng trong trường
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch quản lý CTHS ngay từ đầu năm học một cách đồng bộ giữa kế hoạch của lãnh đạo và giữa các đơn vị trong nhà trường.
- Cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ và tổ chức thực hiện quản lý CTHS có hiệu quả nhất.
- Xác định mục tiêu ổn định và phát triển nhà trường, các nhiệm vụ cơ bản của nhà trường, của bộ phận quản lý CTHS và các đơn vị, cá nhân trong trường cần phải hoàn thành trong kỳ kế hoạch.
- Định ra cách thức thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ quản lý CTHS đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong nhà trường.
- Chỉ ra các điều kiện mà nhà trường cần và có thể đáp ứng cho nhiệm vụ quản lý CTHS đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong nhà trường.
- Tìm kiếm và khai thác tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đạt mục tiêu một cách nhanh chóng hơn, chắc chắn hơn.
- Dự kiến những khó khăn có thể gặp phải trong q trình thực hiện kế hoạch và chuẩn bị những phương án để khắc phục.
- Tạo ra môi trường phối hợp thống nhất, thuận lợi giữa bộ phận quản lý CTHS và các lực lượng giáo dục, giữa các phòng ban và những cá nhân trong nhà trường.
64
3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp
- Ổn định tổ chức bộ máy trực tiếp làm công tác QLHS.
- Xây dựng kế hoạch trong việc chỉ đạo thực hiện các nội dung CTHS, qua đó phối kết hợp quản lí CTHS đối với HS năm thứ nhất và HS mới nhập học từ đầu năm học. Đối với HS năm thứ 2 nhà trường chỉ đạo phịng cơng tác QLHS thực hiện.
- Các kế hoạch chiến lược về quản lý CTHS cần được nhà trường nghiên cứu và triển khai thực hiện như kế hoạch đào tạo.
- Nội dung kế hoạch quản lý CTHS phụ thuộc vào các mục tiêu của nhà trường trong năm học và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó. Để xác định nội dung kế hoạch năm học cần căn cứ vào bản chất, nhiệm vụ, các nguyên tắc ... xây dựng kế hoạch. Sau đây là một vài yêu cầu:
+ Thể hiện nhiệm vụ năm học của ngành, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế nhà trường.
+ Thể hiện tính tồn diện, cân đối của các nhiệm vụ; nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm; cân đối giữa nhu cầu và khả năng, nội dung và biện pháp.
+ Biện pháp phong phú, hệ thống, tích cực, cụ thể, thiết thực. + Thể hiện quyết tâm cao của tập thể sư phạm.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng nhà trường có định hướng chỉ đạo các phòng ban chức năng, cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động năm.
- Hiệu trưởng có kế hoạch trong việc tiếp nhận HS mới và tổ chức khai giảng; bế giảng cho HS theo quy định của Bộ LĐ,TB&XH, của nhà trường.
- Phòng CTHS phối hợp với các phòng ban chức năng, các khoa chuyên môn để tiếp nhận QLHS.
- Đội ngũ GVCN chỉ đạo đôn đốc HS thực hiện theo kế hoạch hoạt động của nhà trường.
65
- Kế hoạch của nhà trường được soạn thảo thể hiện: hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được; các điều kiện cần thiết cho kế hoạch quản lý CTHS; dự thảo các phương án kế hoạch.
- Kế hoạch sau khi soạn thảo phải được thông qua trước chi bộ, thảo luận ở các đơn vị; lấy ý kiến của các lực lượng giáo dục. Tổ chức hội nghị cán bộ, GV, cơng nhân viên.
- Hồn chỉnh và ban hành kế hoạch, báo cáo cấp trên.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả
- Lãnh đạo nhà trường kiểm tra, thông qua các kế hoạch, thống nhất các bộ phận tổ chức triển khai thực hiện.
- Sự phối hợp các bộ phận đồng bộ và có kiểm tra đánh giá việc thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
- Sự phối hợp tốt giữa GVCN với ban cán sự lớp, với gia đình, với Ban Chấp hành chi đồn.
3.2.2. Ứng dụng cơng nghệ thông tin vào công tác quản lý học sinh
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Triển khai việc xây dựng phần mềm quản lý đào tạo và QLHS để cơng tác QLHS có hiệu quả và khoa học hơn.
- Giải phóng bớt cơng sức lao động cho những người làm công tác quản lý đào tạo, quản lý CTHS.
- Hiện nay đã có quy chế, thơng tư đổi mới về quản lý đào tạo, QLHS của Bộ LĐ,TB&XH, vì vậy nhà trường cần triển khai việc xây dựng phần mềm quản lý đào tạo, QLHS có hiệu quả và khoa học, tiết kiệm thời gian và sức lao động của người quản lý.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Để xây dựng phần mềm QLHS theo Tthông tư 17/2017/TT- BLĐTBXH ngày 30/6/2017 của Bộ LĐ,TB&XH về việc ban hành quy chế
66
công tác học sinh sinh viên trong các trường trung cấp, các trường cao đẳng chúng ta phải phân tích việc nhu cầu sử dụng, trách nhiệm của các phòng quản lý CTHS trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ.
- Phòng Đào tạo cần quản lý được các thông tin của HS từ khi nhập học đến khi ra trường. Thông qua hệ thống, người quản lý dễ dàng truy cập thơng tin về q trình học tập, rèn luyện cũng như thông tin cá nhân của HS.
- Hệ thống quản lý giúp cho việc theo dõi xử lý cuối năm học và cuối khóa học được nhanh chóng chính xác. Căn cứ vào dữ liệu đã có sẵn, hệ thống cho phép thống kê các yêu cầu sau:
+ Danh sách HS trúng tuyển theo khoa, theo ngành, theo lớp. + Danh sách HS nhập học theo khoa, theo ngành, theo lớp.
+ Danh sách HS được học tiếp, danh sách HS bị ngừng học, danh sách