8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý công tác học sinh đồng bộ với kế
hoạt động của các phòng chức năng trong trường
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch quản lý CTHS ngay từ đầu năm học một cách đồng bộ giữa kế hoạch của lãnh đạo và giữa các đơn vị trong nhà trường.
- Cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ và tổ chức thực hiện quản lý CTHS có hiệu quả nhất.
- Xác định mục tiêu ổn định và phát triển nhà trường, các nhiệm vụ cơ bản của nhà trường, của bộ phận quản lý CTHS và các đơn vị, cá nhân trong trường cần phải hoàn thành trong kỳ kế hoạch.
- Định ra cách thức thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ quản lý CTHS đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong nhà trường.
- Chỉ ra các điều kiện mà nhà trường cần và có thể đáp ứng cho nhiệm vụ quản lý CTHS đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong nhà trường.
- Tìm kiếm và khai thác tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đạt mục tiêu một cách nhanh chóng hơn, chắc chắn hơn.
- Dự kiến những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch và chuẩn bị những phương án để khắc phục.
- Tạo ra môi trường phối hợp thống nhất, thuận lợi giữa bộ phận quản lý CTHS và các lực lượng giáo dục, giữa các phòng ban và những cá nhân trong nhà trường.
64
3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp
- Ổn định tổ chức bộ máy trực tiếp làm công tác QLHS.
- Xây dựng kế hoạch trong việc chỉ đạo thực hiện các nội dung CTHS, qua đó phối kết hợp quản lí CTHS đối với HS năm thứ nhất và HS mới nhập học từ đầu năm học. Đối với HS năm thứ 2 nhà trường chỉ đạo phòng công tác QLHS thực hiện.
- Các kế hoạch chiến lược về quản lý CTHS cần được nhà trường nghiên cứu và triển khai thực hiện như kế hoạch đào tạo.
- Nội dung kế hoạch quản lý CTHS phụ thuộc vào các mục tiêu của nhà trường trong năm học và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó. Để xác định nội dung kế hoạch năm học cần căn cứ vào bản chất, nhiệm vụ, các nguyên tắc ... xây dựng kế hoạch. Sau đây là một vài yêu cầu:
+ Thể hiện nhiệm vụ năm học của ngành, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế nhà trường.
+ Thể hiện tính toàn diện, cân đối của các nhiệm vụ; nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm; cân đối giữa nhu cầu và khả năng, nội dung và biện pháp.
+ Biện pháp phong phú, hệ thống, tích cực, cụ thể, thiết thực. + Thể hiện quyết tâm cao của tập thể sư phạm.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng nhà trường có định hướng chỉ đạo các phòng ban chức năng, cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động năm.
- Hiệu trưởng có kế hoạch trong việc tiếp nhận HS mới và tổ chức khai giảng; bế giảng cho HS theo quy định của Bộ LĐ,TB&XH, của nhà trường.
- Phòng CTHS phối hợp với các phòng ban chức năng, các khoa chuyên môn để tiếp nhận QLHS.
- Đội ngũ GVCN chỉ đạo đôn đốc HS thực hiện theo kế hoạch hoạt động của nhà trường.
65
- Kế hoạch của nhà trường được soạn thảo thể hiện: hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được; các điều kiện cần thiết cho kế hoạch quản lý CTHS; dự thảo các phương án kế hoạch.
- Kế hoạch sau khi soạn thảo phải được thông qua trước chi bộ, thảo luận ở các đơn vị; lấy ý kiến của các lực lượng giáo dục. Tổ chức hội nghị cán bộ, GV, công nhân viên.
- Hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch, báo cáo cấp trên.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả
- Lãnh đạo nhà trường kiểm tra, thông qua các kế hoạch, thống nhất các bộ phận tổ chức triển khai thực hiện.
- Sự phối hợp các bộ phận đồng bộ và có kiểm tra đánh giá việc thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
- Sự phối hợp tốt giữa GVCN với ban cán sự lớp, với gia đình, với Ban Chấp hành chi đoàn.