Đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh ở trường trung cấp trường sơn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Đối tượng khảo sát

Đối tượng được khảo sát bao gồm 42 CBQL, GV, nhân viên và 400 HS của Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

2.3. Thực trạng công tác học sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Thực trạng giáo dục chính trị tư tưởng học sinh

Qua khảo sát thực tế về công tác giáo dục chính trị tư tưởng HS ở Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho thấy những năm qua Trường Trung cấp Trường Sơn đã triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Chương trình

38

hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW trong hội đồng sư phạm nhà trường. Nhà trường cũng đã triển khai Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị khóa XII: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cán bộ, GV, nhân viên và HS nhà trường đã nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn những giá trị to lớn về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, tạo nên động lực lớn chuyển biến nhận thức và hành động vì sự nghiệp giáo dục.

Dựa trên tinh thần chỉ đạo của của Bộ LĐ,TB&XH, thời gian qua, Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột còn tổ chức cho cán bộ, GV, nhân viên đăng ký “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua trong GV và HS luôn diễn ra ngày càng chất lượng hơn, những tấm gương tiêu biểu về tinh thần làm việc tự giác, chí công vô tư, thực hành tiết kiệm, khiêm tốn học hỏi nâng cao chuyên môn, tạo được hiệu quả cao trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho HS, khẳng định uy tín của trường.

Đoàn TNCS HCM của Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột tiếp tục thực hiện nội dung “Tuổi trẻ Trung cấp Trường Sơn học tập và làm theo lời Bác” gắn với vai trò, trách nhiệm của người đoàn viên, thanh niên trong giai đoạn hiện nay, thi đua rèn đức luyện tài, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi noi gương Bác Hồ.

Tập thể cán bộ, GV, nhân viên và HS nhà trường luôn tích cực tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Trường Trung cấp Trường Sơn đã xây dựng kế hoạch và thực hiện sử dụng bộ tài liệu: “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống”. Giới thiệu rộng rãi trang thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thầy/cô giáo và HS để nghiên cứu, tham khảo học tập và làm theo lời Bác

39

Nhà trường đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong HS theo tinh thần chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30/05/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn th qu n

ch ng và công tác phát tri n Đảng viên trong trường học.

Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống và CTHS, cố vấn học tập, phụ trách công tác Đoàn và GV tư vấn tâm lý được tham gia các lớp tập huấn do Sở LĐ,TB&XH, Thành đoàn thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức và tổ chức báo cáo lại trong các buổi sinh hoạt chào cờ và sinh hoạt lớp.

Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường công tác nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong HS thông qua Ban Chấp hành Đoàn và GVCN. Chủ động phát hiện, phối hợp xử lý các vấn đề về an ninh, trật tự, an toàn giao thông trường học trong cơ sở giáo dục không để xảy ra các vấn đề phức tạp. Ban Giám hiệu tổ chức các buổi gặp mặt đối thoại với cán bộ với GV, HS trong năm học nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với GV và HS. Lãnh đạo nhà trường nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng và xử lý kịp thời những vấn đề khó khăn bức xúc trong HS.

2.3.2. Thực trạng tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học

Việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh cũng như việc tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học tại Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trước năm 2014 được thực hiện dựa trên các thông tư của Bộ GD&ĐT quy định, và hiện nay thực hiện theo Thông tư số 05/2017/TT- BLĐTBXH ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Bộ LĐ-TB&XH.

Qua khảo sát thực tế thực tr ng tiếp nhận thí sinh tr ng tuy n vào học ở trường Trung cấp Trường Sơn cho thấy, những năm qua Tường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk luôn thực hiện đúng

40

quy trình công tác tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học tại trường. Các thủ tục cần thiết nhập học đối với thí sinh trúng tuyển được nhà trường thông báo đến thí sinh trước ngày nhập học.

Thí sinh trúng tuyển vào trường Trung cấp Trường Sơn phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia và các giấy tờ cần thiết để xác nhận nhập học theo quy định.

Thời gian xác nhận nhập học được Nhà trường thông báo cụ thể trên trang thông tin của trường và trong thông báo gửi cho thí sinh trúng tuyển. Các giấy tờ chuẩn bị cho thủ tục nhập học cũng được Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thông báo rõ ràng cho từng thí sinh. Bao gồm 6 loại:

- Giấy báo nhập học;

- Bảng photo có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tạm thời (trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng hoặc đại học);

- Giấy khai sinh bản sao;

- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

- Giấy chuyển nghĩa vụ quân sự (HS nam);

- Quyết định cử đi học của UBND tỉnh (Đối với HS hệ cử tuyển).

Quy trình nhập học được Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thực hiện suốt 15 năm qua kể từ khi thành lập, bao gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Nhà trường tiếp nhận hồ sơ nhập học tại bàn phát hồ sơ.

Bước 2: Các thí sinh được Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hướng dẫn về việc điền đầy đủ thông tin và chuẩn bị các giấy tờ nộp cùng hồ sơ; chuẩn bị kinh phí để làm thủ tục.

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận thí sinh trúng tuyển của Trường Trung cấp Trường Sơn tiến hành kiểm tra đối tượng thuộc diện ưu tiên, miễn giảm học

41

phí (nếu có).

Bước 4: Nhà trường thu lệ phí nhập học tại bàn thu lệ phí của Trường Trung cấp Trường Sơn.

Bước 5: Nhà trường thu hồ sơ tại bàn thu hồ sơ thí sinh.

Bước 6: Bộ phận tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học tiến hành chụp ảnh làm thẻ HS.

Bước 7: Thí sinh trúng tuyển của Trường Trung cấp Trường Sơn được nhận trang phục và tài liệu nhập học.

Bước 8: Nhà trường phối hợp với ngân hàng trong việc làm thẻ ngân hàng để thí sinh sử dụng sau này.

Hơn 15 năm qua, nhờ làm tốt công tác chuẩn bị nên việc tiếp nhận thí sinh nhập học của Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được tổ chức chặt chẽ, chu đáo; thân thiện, tạo sự tin tưởng, gắn bó ngay từ lần đầu tiên của thí sinh và gia đình đối với nhà trường.

2.3.3. Thực trạng hỗ trợ và dịch vụ đối với học sinh trong học tập và cuộc sống

Tìm hiểu thực trạng tổ chức hỗ trợ và các dịch vụ đối với HS trong học tập và cuộc sống tại Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, các em HS gặp nhiều khó khăn khác nhau trong học tập và cuộc sống.

20% số HS được khảo sát cho rằng, các em chưa bao giờ hoặc hiếm khi gặp khó khăn. Trong khi đó, nổi bật lên ở nhóm thỉnh thoảng gặp khó khăn về học tập và cuộc sống chiếm 50,2% - chiếm ½ tổng số học sinh được điều tra. Chỉ có 7,6% số HS được khảo sát cho rằng: mình thường xuyên gặp khó khăn về học tập và cuộc sống, mặc dù tỷ lệ này thấp nhất nhưng đây lại là nhóm cần được quan tâm tìm hiểu và trợ giúp kịp thời.

Ở những mức độ khó khăn khác nhau trong học tập và cuộc sống, đều có học sinh gặp những khó khăn, tuy nhiên mức độ khó khăn của các em cũng

42

khác nhau. Như vậy, cần quan tâm hỗ trợ các em để các em có khả năng nhận ra khó khăn mà các em đang gặp phải, từ đó có các dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ các em để các em có thể tự giải quyết những khó khăn của mình.

2.3.4. Thực trạng theo dõi, đánh giá ý thức học tập, kết quả rèn luyện của học sinh học sinh

Việc theo dõi, đánh giá ý thức học tập, kết quả rèn luyện của HS tại Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua căn cứ vào các Thông tư, quy chế của Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ,TB&XH.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, lãnh đạo nhà trường, GV và HS đều nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng và làm tốt công tác này, thể hiện ở Bảng 2.1 và Bảng 2.2:

Bảng 2.1: Thống kê kết quả học tập của học sinh từ năm 2014 đến năm 2019 ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn

Năm học Xuất sắc Giỏi Khá TB Khá

Trung bình Yếu- Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2014-2015 2 1,4 4 1,7 5 2,0 2 0,9 3 1,3 0 0 2015-2016 26 18,1 45 19,7 37 14,6 29 13,1 42 17,9 0 0 2016-2017 83 57,6 151 65,9 187 73,6 171 77,4 172 73,2 0 0 2017-2018 17 11,8 16 7 13 5,1 11 5,0 10 4,3 0 0 2018-2019 16 11,1 13 5,7 12 4,7 8 3,6 8 3,4 0 0

43

Bảng 2.2: Thống kê kết quả rèn luyện của học sinh từ năm 2014 đến năm 2019 ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn

Năm học Xuất sắc Tốt Khá TB Khá Trung bình Yếu- Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2014-2015 8 5,6 72 50 34 23,6 19 13,2 11 7,6 0 0 2015-2016 13 5,7 142 62 40 17,5 22 9,6 12 5,2 0 0 2016-2017 15 5,9 163 64,2 46 18,1 18 7,1 12 4,7 0 0 2017-2018 9 4,1 158 71,5 31 14 13 5,9 10 4,5 0 0 2018-2019 11 4,7 155 66 50 21,3 11 4,7 8 3,4 0 0

Nguồn: Trường Trung cấp Trường Sơn

Qua Bảng 2.1 và Bảng 2.2 cho thấy nhà trường đã làm tốt công tác này. Việc theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS trong quá trình dạy học. Các lớp chuyên đề, các buổi hội thảo do khoa và nhà trường tổ chức đã trang bị cho HS những kỹ năng mềm cũng như tư vấn đầy đủ giúp họ chuẩn bị tốt cho nghề nghiệp của mình trong tương lai.

2.3.5. Thực trạng thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh

Chế độ, chính sách đối với HS trung cấp tại Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/5/2010, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/10/2015, trong đó bao gồm:

Trợ cấp ưu đãi; Trợ cấp xã hội; Miễn giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập.

Trong những chế độ, chính sách đối với HS trung cấp đã nêu thì được các đối tượng khảo sát quan tâm nhiều nhất là việc miễn giảm phí; còn trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội cũng được chú trọng và mong đợi nhiều; việc hỗ trợ chi phí học tập thì ít nhận được sự quan tâm hơn.

44

Tuy giữa GV và HS có đề cao những chế độ chính sách khác nhau nhưng nhìn chung cả hai đối tượng đều đánh giá kết quả mức thực hiện chế độ, chính sách tại trường Trung cấp Trường Sơn nhằm mục đích giảm bớt những khó khăn cho các HS đang theo học là tốt.

2.3.6. Thực trạng thực hiện các quy định quản lý hồ sơ, báo cáo về học sinh

Các quy định quản lí hồ sơ và báo cáo về HS của nhà trường hiện nay được thực hiện dựa trên Thông tư 23/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 Quy định về hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của Bộ LĐ,TB&XH. Với các nội dung như: Công tác tổ chức tiếp nhận quản lí hồ sơ, báo cáo về HS theo quy định của Bộ LĐ,TB&XH và nhà trường; Công tác sắp xếp bố trí hồ sơ, báo cáo về HS; Công tác giải quyết các công việc hành chính khác có liên quan đến quản lí hồ sơ, báo cáo về HS...

Trong đó việc giải quyết các công việc hành chính khác có liên quan đến quản lý hồ sơ, báo cáo về HS vẫn chưa giải quyết kịp thời, một phần do nguyên nhân thiếu cán bộ làm công tác này; ứng dụng các phần mềm để giải quyết công việc; phân công công việc chưa rõ ràng, một cán bộ phụ trách nhiều mảng công việc nên giải quyết các thủ tục còn chậm và chưa kịp thời.

2.3.7. Thực trạng khảo sát và cung cấp thông tin việc làm của học sinh sau tốt nghiệp cho nhà trường tốt nghiệp cho nhà trường

Việc khảo sát và cung cấp thông tin việc làm của HS sau tốt nghiệp cho nhà trường nhằm thu thập thông tin về tình hình việc làm của HS tốt nghiệp cũng như ý kiến của HS đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo so với nhu cầu xã hội, hằng năm được nhà trường đều triển khai thực hiện.

Kết quả khảo sát là cơ sở để nhà trường điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh của các ngành, để các khoa cải tiến chương trình đào tạo và có các biện pháp hỗ trợ HS tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

45

2.4. Thực trạng quản lý công tác học sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2.4.1. Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HS là một phần rất quan trọng trong việc đào tạo những thế hệ cách mạng. Bên cạnh việc trau dồi những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, họ cần phải có được sự kiên định, vững chắc về lý tưởng cách mạng, về Đảng Cộng sản. Qua đó tránh được những sự lệch chuẩn về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam - những người chủ tương lai của nước nhà.

Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HS để từ đó nhằm nâng cao ý thức công dân, tinh thần yêu nước trong thế hệ trẻ Việt Nam mà nòng cốt là những HS đang ngồi dưới mái trường. Từ đó tạo được lòng tin vào Đảng Cộng sản, vào cách mạng Việt Nam, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh.

Tìm hiểu thực trạng quản lí CTHS ở Trường Trung cấp Trường Sơn, tác giả đã sử dụng phiếu điều tra đối với 42 cán bộ, GV, nhân viên và 400 HS. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.3:

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng quản lí

công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng chohọc sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn

TT Nội dung

Mức độ thực hiện công tác

giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho học sinh

Tốt Khá Trung

bình Yếu SL % SL % SL % SL %

1

Triển khai Kế hoạch số

178/KH-BGDĐT ngày

16/03/2017 của Bộ GD&ĐT và Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị

46

khóa XII: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh ở trường trung cấp trường sơn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)