8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý công tác học sin hở Trường Trung cấp Trường Sơn,
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ và các dịch vụ đối với học
trong học tập và cuộc sống.
Để hiểu được thực trạng hỗ trợ và các dịch vụ đối với HS trong học tập và cuộc sống, chúng tôi tiến hành khảo sát 400 HS hiện đang theo học tại Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.5:
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát mức độ gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống của học sinh Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn
TT Thực trạng mức độ gặp khó khăn Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Chưa bao giờ 103 20
2 Hiếm khi 99 19,2
3 Thỉnh thoảng 259 50,2
4 Thường xuyên 39 7.6
Từ kết quả khảo sát ở Bảng 2.5 cho thấy: 20% HS Trường Trung cấp
Trường Sơn được khảo sát cho rằng các em chưa bao giờ hoặc hiếm khi gặp
khó khăn (19,2%). Trong những khách thể khảo sát, nổi bật lên ở nhóm thỉnh
thoảng gặp khó khăn về học tập và cuộc sống, chiếm 50,2% - chiếm ½ tổng
số học sinh được điều tra; 7,6% số học sinh được khảo sát cho rằng: mình
thường xun gặp khó khăn về học tập và cuộc sống, mặc dù tỷ lệ này thấp
nhất nhưng đây lại là nhóm cần được quan tâm tìm hiểu và trợ giúp kịp thời. So sánh kết quả điều tra giữa HS nam và HS nữ cho thấy: ở mức độ “chưa bao giờ” và “hiếm khi” gặp khó khăn đã có sự khác biệt rõ rệt giữa HS nam và HS nữ, tỷ lệ gần 10%. Ở mức độ “thỉnh thoảng” gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống cũng có sự chênh lệch giữa HS nam và HS nữ, tuy nhiên, tỷ lệ chênh lệch là không nhiều. Ở mức độ “thường xuyên” cho thấy
52
các bạn nữ thường có những khó khăn trong học tập và cuộc sống nhiều hơn các bạn nam (chênh lệch 5,1%). Ở mức độ này, cả HS nam và HS nữ đều lựa chọn với tỷ lệ khơng nhiều, song đây là nhóm khách thể mà chúng ta cần quan tâm và chú ý đến, đặc biệt là các bạn nữ.
So sánh kết quả điều tra trong HS giữa các năm cho thấy, phần lớn các HS năm thứ nhất đều khẳng định “chưa bao giờ” và “hiếm khi” gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống. Ở mức độ “thỉnh thoảng” và “thường xuyên” gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống, kết quả khảo sát cho thấy, HS năm cuối thường chiếm tỷ lệ cao nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những lo lắng, bất an của HS năm cuối, trong đó là những trăn trở về việc việc làm, chọn nơi làm việc, về áp lực thi cử, áp lực học tập, sự kỳ vọng của cha mẹ về kết quả học tập của các em, bên cạnh đó cịn có các mối quan hệ xã hội (bạn bè, tình yêu, tình bạn khác giới...) Do vậy, những băn khoăn ấy có ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống của các em.
Nhìn chung, ở những mức độ khó khăn khác nhau trong học tập và cuộc sống, đều có HS gặp những khó khăn, song mức độ khó khăn của các em cũng khác nhau. Những khó khăn trong học tập và cuộc sống đều có thể xảy ra trong một thời điểm nhất định nào đó và sẽ có thể ảnh hưởng đến đời sống của các em. Như vậy, cần quan tâm hỗ trợ các em để các em nhận ra khó khăn mà các em đang gặp, từ đó có các dịch vụ hỗ trợ, trợ giúp các em để các em có thể tự giải quyết những khó khăn này.