Chú trọng công tác thi đua khen thưởng cho học sinh và các cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh ở trường trung cấp trường sơn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Chú trọng công tác thi đua khen thưởng cho học sinh và các cá

nhân, tổ chức làm tốt công tác quản lý học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Công tác thi đua, khen thưởng phải được cải tiến để nó thực sự tác động đến việc xây dựng niềm tin, tình cảm, ý chí, tình đoàn kết và tính sáng tạo tích cực của mỗi người.

- Khuyến khích học sinh phát huy tài năng, nỗ lực học tập, rèn luyện cố gắng vươn lên về mọi mặt để đạt được thành tích cao trong mọi hoạt động.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân làm công tác QLHS luôn có ý thức đổi mới công tác QLHS để nâng cao chất lượng quản lý.

69

trong phong trào thi đua để mọi người cùng học tập và làm theo, góp phần hoàn thành tốt việc các nhiệm vụ của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng các tiêu chí, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với HS, phù hợp với đặc điểm của nhà trường.

- Công tác thi đua, khen thưởng phải dựa trên tinh thần xây dựng, khách quan, dân chủ và làm cho mọi người hưởng ứng tích cực trên tinh thần tự giác, tự nguyện.

- Xây dựng kế hoạch, phát động các đợt thi đua.

- Việc sử dụng nguồn tài chính của trường, của các đơn vị khác hỗ trợ phải được thực hiện theo đúng quy định cho phù hợp các phong trào thi đua.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

- Căn cứ vào các văn bản pháp quy về khen thưởng, quy chế liên quan đến CTHS, điều kiện của nhà trường mà hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng cụ thể quy định về khen thưởng, kỷ luật trong từng mặt hoạt động như học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, công tác phong trào… Hội đồng thi đua cấp trường, cấp khoa cần có kế hoạch kiểm tra, tìm hiểu thực tế công tác thi đua để xây dựng kế hoạch thi đua theo từng học kỳ, năm học phù hợp với đặc điểm chung của nhà trường, từng đối tượng HS trong đó phải tránh việc xây dựng các tiêu chuẩn quá cao hoặc quá thấp.

- Hội đồng thi đua có kế hoạch thi đua cho từng học kỳ.

- Công tác thi đua khen thưởng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và phải đảm bảo tính công bằng, kịp thời, nghiêm minh, chính xác, đúng đối tượng để khi khen thưởng thì động viên được cá nhân, tập thể hay khi kỷ luật thì đảm bảo được tính nhân văn.

- Nhà trường đảm bảo kết quả thi đua, khen thưởng đúng với thành tích đạt được và có ý nghĩa giáo dục trong HS.

70

- Nhà trường cần điều chỉnh kinh phí khen thưởng cho hợp lý, cụ thể hoá trong quy chế chi tiêu nội bộ cũng như sử dụng một cách khoa học và hiệu quả các nguồn tài chính của trường, các tổ chức quyên góp để xây dựng thành quỹ khen thưởng khuyến khích các HS trong học tập, rèn luyện,…, các đơn vị, cá nhân tích cực tham gia thực hiện tốt công tác QLHS, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật phải được thực hiện theo đúng quy chế CTHS sinh viên các trường trung cấp, trường cao đẳng ban hành theo thông tư số 17/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2017 của Bộ LĐ,TB&XH.

- Phải đạt giải trong các kỳ cuộc thi HS giỏi, Olympic các môn học, có công trình nghiên cứu khoa học;

- Căn cứ vào đề nghị của khoa hoặc Phòng CTHS, hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật của trường tổ chức xét và đề nghị Hiệu trưởng công nhận đối với danh hiệu cá nhân và tập thể lớp.

- Phòng CTHS tham mưu với lãnh đạo nhà trường trích nguồn kinh phí của nhà trường trong công tác thi đua khen thưởng, trao học bổng nhằm động viên khuyến khích kịp thời đến HS đạt thành tích, bên cạnh đó việc tận dụng các nguồn học bổng tài trợ trong và ngoài nước của các công ty, tổ chức nhằm động viên, khuyến khích HS cố gắng trong học tập và rèn luyện.

- Đăng ký các danh hiệu thi đua cá nhân, tập thể vào đầu mỗi năm học - Tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức, dự án để xây dựng quỹ khen thưởng cho HS và các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác QLHS.

3.2.5. Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lí học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

71

tin về quá trình học tập, rèn luyện của học sinh để có sự phối hợp, hỗ trợ và giúp đỡ cho HS kịp thời.

- Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm tạo tạo nên sự thống nhất và đồng bộ trong công tác QLHS.

- Giúp cho công tác QLHS ngày càng được hiệu quả hơn.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Nhà trường thông báo thường xuyên cho gia đình HS về kết quả học tập, rèn luyện sau mỗi học kỳ của học sinh.

- Nhà trường lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương trong việc quản lý và giáo dục HS.

- Nhà trường huy động khả năng tiềm lực của gia đình vào công tác giáo dục và QLHS.

- Nhà trường làm cho gia đình hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng của giáo dục gia đình, tạo điều kiện để phụ huynh nhận thức đúng đắn về trách nhiệm phối hợp với nhà trường.

- Nâng cao trách nhiệm của đơn vị nhà trường, cán bộ phụ trách thực hiện công tác QLHS.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

- Phòng CTHS phải xây dựng các kế hoạch QLHS phù hợp với yêu cầu của nhà trường, đặc điểm của HS và từng giai đoạn nhất định. Tổ chức triển khai kế hoạch đến các đơn vị, cá nhân làm công tác QLHS, yêu cầu quán triệt và thực hiện đầy đủ để giúp cho HS yên tâm học tập và rèn luyện cũng như có các biện pháp giáo dục kịp thời đối với những HS vi phạm.

- Phòng CTHS phải cập nhật đầy đủ thông tin cần thiết về HS của từng lớp học, khoá học, trên phần mềm ứng dụng QLHS thông qua GVCN để dễ

72

tra cứu thông tin về HS và liên hệ với gia đình HS khi cần thiết. Từ thông báo của nhà trường, phụ huynh HS phải cùng phối hợp theo dõi, giúp đỡ con trong học tập, rèn luyện theo kế hoạch của nhà trường cũng như khắc phục vi phạm, hạn chế tình trạng bị nhà trường và pháp luật xử lý theo quy định. Với các địa phương, nhà trường cần trao đổi, tiếp nhận các yêu cầu và cung cấp đầy đủ thông tin về HS cho các đơn vị có chức năng, các đơn vị, cá nhân có mục đích hỗ trợ HS… để giúp đỡ HS thực hiện tốt trách nhiệm của một công dân và đảm bảo các quyền lợi chính đáng của HS.

- Sau mỗi học kỳ phải công bố kết quả học tập, rèn luyện của HS thông qua trang web của trường bên cạnh việc phối hợp với GVCN và ban cán sự lớp thông báo kết quả học tập qua thư (Bưu điện, Email, Điện thoại) đến gia đình HS. Định kỳ đơn vị QLHS cần có sự tổng kết, đánh giá công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, địa phương từ đó tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn, những thuận lợi về mặt xã hội có thể tác động lên HS, những khó khăn trong công tác QLHS tại trường và những khó khăn của các bậc phụ huynh trong việc quản lý, giáo dục con em mình tại nhà để có sự phối hợp giáo dục và giúp đỡ HS trong quá trình học tập và rèn luyện.

- Nhà trường thành lập hội phụ huynh, tổ chức định kỳ các cuộc họp phụ huynh, GVCN thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh.

- Nhà trường tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn bồi dưỡng kinh nghiệm giáo dục cho phụ huynh.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Để làm tốt công tác giáo dục HS, nhất là giáo dục đạo đức thì điều kiện đầu tiên có tính quyết định là quản lý được HS. Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình là hết sức cần thiết. Nhà trường, cụ thể ở đây là GVCN là người luôn có mối liên hệ với gia đình HS là rất cần thiết và có sự quan tâm chia sẻ cả bên gia đình HS.

73

- Để thực hiện được nội dung, nhiệm vụ của các tổ chức phối hợp giữa nhà trường và gia đình cần xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp. Vì vậy, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình là yêu cầu tất yếu và là trách nhiệm của cả hai phía gia đình và nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh ở trường trung cấp trường sơn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)