Quản lý hoạt động khảo sát và cung cấp thông tin việc làm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh ở trường trung cấp trường sơn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.7. Quản lý hoạt động khảo sát và cung cấp thông tin việc làm của

sinh sau tốt nghiệp cho nhà trường

Tổ chức khảo sát và cung cấp thông tin việc làm của HS sau tốt nghiệp cho nhà trường làm cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp giữa chương trình đào

25

tạo, các kiến thức, kỹ năng cũng như các tiêu chuẩn về hành vi, thái độ, phẩm chất được trang bị cho HS tốt nghiệp với yêu cầu của người sử dụng lao động. Cung cấp thông tin việc làm của HS sau tốt nghiệp cho nhà trường để nhà trường điều chỉnh phương thức, kế hoạch, chương trình đào tạo như: Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo; hoàn thiện tài liệu, phương tiện giảng dạy; cung cấp thông tin phục vụ việc hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho HS; thực hiện các chương trình hợp tác giữa nhà trường với các đơn vị sử dụng HS tốt nghiệp...

Nội dung của việc tổ chức khảo sát và cung cấp thông tin việc làm của HS sau tốt nghiệp cho nhà trường bao gồm: Khảo sát về việc làm sau tốt nghiệp của HS: tỷ lệ HS có việc làm; thời gian có việc làm sau tốt nghiệp; sự phù hợp của công việc với ngành được đào tạo; các kiến thức, kỹ năng được học có bổ trợ hiệu quả trong công tác; khu vực làm việc, thành phần kinh tế; mức thu nhập bình quân hàng tháng; xu hướng nghề nghiệp...

Điều tra lý do HS tốt nghiệp chậm hoặc không tìm được việc làm; những kiến thức, kỹ năng nào HS cần chuẩn bị trước khi tốt nghiệp; ý kiến đóng góp, nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.

Lập danh bạ, kết nối với cựu HS nhằm tranh thủ tối đa sự ủng hộ về trí tuệ, tinh thần, vật chất giúp đỡ HS và góp phần phát triển nhà trường.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác học sinh ở trƣờng trung cấp

1.5.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta có những thay đổi nhất định. Chính trị ổn định, kinh tế có những bước tăng trưởng, văn hóa - xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện...

26

GD&ĐT. Đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng lên. Chủ trương xã hội hóa giáo dục nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội. Được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, điều kiện sống và học tập của HS không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên, tình hình kinh tế - xã hội nước ta cũng tồn tại không ít những hạn chế có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác GD&ĐT.

Kinh tế phát triển kéo theo những mặt trái của nó nảy sinh: nạn cờ bạc, đề đóm, rượu chè, ma túy, mại dâm... Xã hội hình thành lối sống chạy theo đồng tiền khiến mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng kém đi, các cá nhân có xu hướng sống biệt lập, chỉ biết mình... Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ trẻ nói chung và HS nói riêng, họ là những đối tượng đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, nhưng chưa được quan tâm đúng mức nên đã hình thành những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn. Đất nước mở cửa hội nhập kéo theo những biến động về hệ thống các giá trị truyền thống về đạo đức, về bản sắc văn hóa với sự du nhập của nhiều thang giá trị và nhiều luồng văn hóa. Thanh niên nói chung và HS nói riêng dễ bị hoa mắt trước những điều mới lạ, khó xác định được đâu là những tinh hoa văn hóa cần phải tiếp thu và với sức đề kháng còn yếu khiến những luồng văn hóa ngoại lai rất dễ xâm nhập.

Toàn bộ điều kiện kinh tế - xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cực của nó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới HS nói chung, HS trường trung cấp nói riêng. Vì vậy mục tiêu của các nhà QLGD là phải làm sao hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực để HS các nhà trường chuyên tâm vào công việc học tập và rèn luyện vì mục tiêu giáo dục của đất nước.

27

1.5.2. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong bối cảnh kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước dành cho giáo dục nhiều sự quan tâm đặc biệt.

Quan điểm của Đảng xem phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp CNH,HĐH, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nói cách khác HS trung cấp là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Mục tiêu phát triển đất nước (2015 - 2020) của Đảng Cộng sản Việt Nam là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu c u công cuộc công nghiệp hóa, hiện đ i hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nư c. Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về giáo

dục bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đầu tư, học phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các trường lớp các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó khăn; đổi mới GD toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống QLGD, chính sách đối với giáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đặc biệt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích, huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay sự nghiệp giáo dục. Liên quan đến QLHS, chính sách của Nhà nước về học bổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ HS tạo việc làm, các chính sách khuyến khích HS học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động xã hội... là những chính sách thiết thực có tác động

28

tích cực đến cuộc sống của HS. Nhìn chung, những chính sách này thực sự tạo ra môi trường thuận lợi cho HS có điều kiện học tập và rèn luyện.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực. Xét trong phạm vi liên quan đến HS, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu; HS còn gặp nhiều khó khăn trong môi trường sống và học tập của mình hiện nay.

1.5.3. Đặc điểm của học sinh

HS hệ trung cấp có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

HS trung cấp là một bộ phận trong thanh niên, đó là những thanh niên ưu tú, có trình độ tri thức vượt trội, có vị thế và uy tín, được xã hội tôn vinh, là lực lượng đông đảo, được quản lý có tổ chức, có vai trò và vị trí quan trọng. HS là nguồn chất xám quý giá, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. HS là những trí thức tương lai nên họ cũng có đặc tính chung của tri thức thể hiện ở khả năng ham học hỏi và khả năng tiếp thu tri thức, khoa học mới, nhạy bén với các vấn đề chính trị, xã hội, công nghệ.

Khi ở gia đình và học ở trường phổ thông, họ có sự giám sát, quản lí chặt chẽ của cha mẹ, thầy cô giáo nhưng khi đến học ở trường trung cấp thì không còn khép kín như thế. Vì ở môi trường này HS có tính chủ động cao, cùng với sự trưởng thành về xã hội, về tâm sinh lý; qua đó nhiều nhu cầu được khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn như: nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần (tình bạn, tình yêu....), nhu cầu được học tập, tự học, tự đào tạo, rèn luyện để bản thân tự khẳng định, hoàn thiện vị trí của mình (theo định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp để vào đời).

29

mạnh nên đại bộ phận HS còn nông nổi, thiếu kinh nghiệm cuộc sống xã hội, tò mò,.... Do đó, HS trung cấp đánh giá các hiện tượng đời sống xã hội một cách nông cạn nên dễ có thái độ cực đoan đối. Nhận thức của các em cũng chưa đầy đủ, dễ bị kích động và lôi kéo khi những gì vượt qua phạm vi của khái niệm khoa học hạn hẹp đã học. Đây là một trong những nhược điểm mà nhà trường, các nhà giáo dục cần lưu ý để khắc phục và hướng các em đi đúng mục tiêu đào tạo.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý CTHS ở trường chuyên nghiệp nói chung, trường trung cấp nghề nói riêng là nhiệm vụ trọng yếu trong công tác đào tạo của nhà trường. Nghiên cứu về vấn đề này, ở chương 1 chúng tôi đã trình bày khái quát một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài như: Quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, CTHS, quản lý CTHS... Đồng thời xác định những nội dung cơ bản của CTHS nói chung, quản lý CTHS ở trường trung cấp nói riêng, phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTHS ở trường trung cấp.

Những cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1 làm nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp quản lý CTHS tại trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh hiện nay ở chương 2 và chương 3.

30

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP TRƢỜNG SƠN, THÀNH PHỐ

BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát về Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường

Trường Trung cấp Trường Sơn được thành lập tháng 01 năm 2004, với trên 15 năm hoạt động giáo dục, nhà trường không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo dục nhằm góp phần cung ứng nguồn nhân lực cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả khu vực Tây Nguyên nói chung.

Là một trong những ngôi trường đào tạo nghề trung cấp có bề dày lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Trường Trung cấp Trường Sơn luôn nỗ lực góp sức mình cho sự nghiệp công cuộc CNH,HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Trường Trung cấp Trường Sơn tự hào là một trong những trường trung cấp ngoài công lập đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên trong lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp và nghề, góp một phần sức lực không nhỏ vào công cuộc CNH,HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Với những thành tích đã đạt được trong hơn một thập kỷ qua, Trường Trung cấp Trường Sơn tự hào đã cung cấp cho xã hội một đội ngũ nguồn nhân lực chuẩn mực về đạo đức, vững vàng về tay nghề và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội.

Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hợp tác đào tạo với nhiều trường đại học, cao đẳng uy tín trong và ngoài nước; triển khai mô hình giảng dạy đa dạng từ trung cấp đến cao đẳng, đại học và tuyển sinh du học, giúp con em đồng bào dân tộc, vùng núi xa xôi có điều kiện tiếp cận và hội nhập nền tri thức tân tiến ngay tại địa phương với chi

31

phí thấp nhất. Các HS sau khi tốt nghiệp tại Trường Trung cấp Trường Sơn có thể lựa chọn đi làm ngay sau khi ra trường hoặc tiếp tục hoàn thiện học vấn ở bậc cao hơn với hàng trăm trường đại học, cao đẳng uy tín tại Việt Nam và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Trường Trung cấp Trường Sơn cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực chuẩn về đạo đức và giỏi về tay nghề.

Mang trên vai trọng trách đào tạo đội ngũ kiến thiết nước nhà, Trường Trung cấp Trường Sơn từ khi thành lập đến nay không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học được tiếp cận nguồn kiến thức chuyên môn hiện đại. HS sử dụng thành thạo những ứng dụng khoa học - công nghệ; được rèn luyện kỹ năng và trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Xác định sự nghiệp đào tạo là quốc sách hàng đầu, trong định hướng tương lai, Trường Trung cấp Trường Sơn đặc biệt chú trọng tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng toàn diện, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, từng bước làm tốt công tác dân chủ hóa trong nhà trường và xã hội hoá giáo dục. Đào tạo đa ngành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, hướng phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một Trường Trung cấp Trường Sơn cũng như những lĩnh vực có liên quan, tạo uy tín hàng đầu với các trường đào tạo trong Thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Trường Trung cấp Trường Sơn là ngôi trường cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao của các ngành kinh tế, công nghệ, ngoại ngữ, tin học; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc CNH,HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hóa.

Mục tiêu của nhà trường là xây dựng trở thành một Trường Trung cấp Trường Sơn có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn trong lĩnh vực: Kế toán - kiểm toán; Tài chính ngân hàng;

32

Marketing (Truyền thông và quảng cáo); Thương mại điện tử (quản trị và bán hàng cửa hiệu điện tử); Công nghệ thông tin; Kỹ thuật bưu chính viễn thông… Xây dựng đội ngũ CBQL và GV có trình độ chuyên môn cao, có năng lực nghiên cứu khoa học; đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ mọi hoạt động của nhà trường; các chương trình đào tạo bắt kịp trình độ giáo dục cấp chuyên nghiệp trong khu vực và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục tiên tiến của các trường bạn; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng hội nhập xã hội.

Đào tạo gắn lý thuyết với thực hành và ứng dụng. Coi trọng kỹ năng nghề nghiệp cũng như khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn. Liên kết và hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và sử dụng, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có khả năng thích ứng nhanh với các điều kiện làm việc khác nhau trong môi trường áp lực cao của công việc có nền tảng có kiến thức vững chắc, thành thạo nghiệp vụ, có đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cao, thích nghi và sáng tạo trong môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

2.1.2. Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ giáo viên

2.1.2.1. Chức năng

Trường Trung cấp Trường Sơn được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Điều lệ trường tại Quyết định số: 1889/QĐ-UBND, ngày 17/01/2004 và hiện nay được Quy định 3 nhóm chức năng nhiệm vụ chính:

(1) Đào tạo: Trình độ trung cấp, sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng theo danh mục nghề đã được phê duyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh ở trường trung cấp trường sơn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)