8. Cấu trúc luận văn
3.2.7. Đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập, rèn luyện cho học
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
Để đáp ứng yêu cầu trong đào tạo thì nhà trường cần thiết phải đổi mới công tác hoạt động học tập và rèn luyện của HS nhằm tạo điều kiện để các em nắm bắt được từng nhiệm vụ trong học tập cũng như thời gian, địa điểm học tập; từ đó HS làm chủ được thời gian, tự giác, độc lập và chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện ít tốn công sức nhất.
Đổi mới công tác học tập, rèn luyện của HS cũng làm cho các GV, CBQL, các lực lượng quản lý nắm được kế hoạch học tập của từng HS trong tổng thể kế hoạch của nhà trường; từ đó có các biện pháp, phương pháp thực hiện đạt được kết quả tốt nhất. Mặc khác có cơ sở nắm bắt được tình trạng
76
học tập của từng HS để có những biện pháp tổ chức, điều khiển và kiểm tra, giam soát hoạt động một cách chặt chẽ, khoa học.
Đổi mới công tác hoạt động học tập, rèn luyện của nhà trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của HS trong việc học tập, rèn luyện các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong HS; từ đó làm căn cứ để đánh giá và xếp loại HS trong từng học kỳ, năm học và toàn khóa học để biểu dương và khen thưởng cho HS.
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
Quản lý CTHS là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
Đổi mới công tác hoạt động theo dõi việc học tập, rèn luyện của HS sẽ trang bị cho HS về mặt kiến thức chuyên môn được tốt nhất, mặt khác tạo ra một môi trường tốt để rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho HS.
3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp
- Đầu mỗi năm học, Phòng quản lý CTHS tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường trong việc chỉ đạo Phòng Đào tạo phối hợp cùng với các khoa, bộ môn xây dựng các kế hoạch cho từng học kỳ, năm học, khóa học; cụ thể hơn là xây dựng cho từng lớp, từng khóa, từng ngành học để đảm bảo tính logic giữa các môn học, tính khả thi trong quá trình thực hiện đối với HS và GV, phù hợp về mặt nội dung cho từng học kỳ.
- Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo các phòng chức năng bám sát các kế hoạch của phòng đào tạo, đặc biệt là phòng quản lý CTHS xây dựng các kế hoạch cụ thể triển khai cho HS thực hiện đạt được những kết quả tốt nhất.
- Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân trong nhà trường, theo dõi và giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch học tập trung toàn trường.
77
chức, hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập, tạo điều kiện để học sinh đạt được kết quả tốt nhất, cụ thể:
+ GV, tổ bộ môn chịu trách nhiệm hướng dẫn và bồi dưỡng các phương pháp học tập cho HS. Tổ chức giảng dạy đúng tiến độ và nội dung chương trình đã được ban hành, đảm bảo chất lượng và nề nếp trong học tập.
+ Các khoa QLHS chịu trách nhiệm quản lý về mặt nội dung, thời gian, kỷ luật đối với HS thuộc khoa mình quản lý. Thường xuyên kết hợp với các GV bộ môn để nắm bắt tình hình tư tưởng, kết quả học tập của từng HS.
+ Phòng CTHS và Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chung của nhà trường.
+ Các đơn vị trong nhà trường, Phòng CTHS và GV thường xuyên trao đổi về tình hình, động cơ học tập của HS, trên cơ sở đó để thống nhất về yêu cầu, nhiệm vụ học tập, cách thức tổ chức học tập đảm bảo tính hiệu quả.
+ Phòng CTHS kết hợp cùng với các khoa, tổ bộ môn thường xuyên dự giờ, hoặc đột xuất để đánh, thông qua các ý kiến phản hồi từ các đơn vị và từ chính bản thân của HS.
+ Tăng cường kiểm tra, đánh giá ý thức học tập của HS, có các chế độ khen thưởng kịp thời đối với những HS có tinh thần vượt khó trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện.
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả
- Ban Giám hiệu xây dựng cụ thể các quy chế, quy định đưa mọi hoạt động của nhà trường thành một thể thống nhất để quản lý nói chung và quản lý hoạt động học tập, rèn luyện nói riêng.
- Các khoa, tổ bộ có trách nhiệm với hợp với Phòng CTHS chịu trách nhiệm quản lý về mặt nội dung, thời gian, nề nếp học tập của HS thuộc lĩnh vực mình quản lý.
78
giữa các phòng ban trong nhà trường trong việc giám sát, nhắc nhở việc thực hiện theo dõi học tập, rèn luyện của HS.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý công tác học sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Đề tài nghiên cứu đã đề xuất 7 biện pháp quản lý công tác học sinh ở Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lí CTHS đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong trường.
Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QLHS.
Biện pháp 3: Hoàn thiện hệ thống các văn bản của nhà trường quy định về quản lý CTHS.
Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho HS và các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác QLHS.
Biện pháp 5: Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc QLHS.
Biện pháp 6: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS.
Biện pháp 7: Đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập, rèn luyện cho HS.
Theo sự phân tích ở trên, mỗi biện pháp có vai trò, vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến công tác QLHS ở trường trung cấp theo chuẩn quy định. Mặc dù mỗi biện pháp mà chúng tôi đề xuất có vị trí, tầm quan trọng riêng nhưng nó lại có mối quan hệ với những biện pháp khác; đồng thời giữa các biện pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tương tác lẫn nhau để thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả quản lý CTHS ở Trường Trung cấp Trường Sơn nói riêng, trường trung cấp nghề nói chung theo hướng chuẩn hóa.
79
chức cần tiến hành đồng bộ các biện pháp mới mang lại hiệu quả cao, Do đó, không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ mà cần phải thực hiện đồng bộ và có sự phối kết hợp giữa các biện pháp. Vì vậy các nhóm biện pháp cần được thực hiện một cách đầy đủ để công tác QLHS được nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí CTHS ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn, tỉnh Đắk Lắk quản lí CTHS ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn, tỉnh Đắk Lắk
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi đề xuất và xây dựng các biện pháp quản lý CTHS ở Trường Trung cấp Trường Sơn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Để kiểm tra mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhận thức của các khách thể nghiên cứu nhằm chứng minh tính khách quan của nó.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm 7 biện pháp đề xuất, bao gồm:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lí CTHS đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong trường.
Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QLHS.
Biện pháp 3: Hoàn thiện hệ thống các văn bản của nhà trường quy định về quản lý CTHS.
Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho HS và các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác QLHS.
Biện pháp 5: Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc QLHS.
Biện pháp 6: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS.
Biện pháp 7: Đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập, rèn luyện cho học sinh
80
3.4.3. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm
- Đối tượng khảo nghiệm gồm có 103 người, trong đó có 12 CBQL, 9 GVCN, 30 và 52 HS.
- Phương pháp khảo nghiệm chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với các đối tượng trên.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
3.4.4.1. Về tính cấp thiết
Sau khi thu thập các phiếu hỏi, chúng tôi xử lý các số liệu bằng toán học thống kê, kết quả mức độ cấp thiết thể hiện ở Bảng 3.1:
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp quản lí công tác học sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn
TT Tên biện pháp Mức độ cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % 1
Xây dựng kế hoạch quản lí công tác học sinh đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong trường
97 94,2 6 5,8 0 0
2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lí học sinh 98 95,1 5 4,9 0 0
3
Hoàn thiện hệ thống các văn bản của nhà trường quy định về quản lí công tác học sinh
100 97,1 3 2,9 0 0
4
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho học sinh và các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác quản lí học sinh
98 95,1 5 4,9 0 0
5 Tăng cường mối liên hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội 101 98,1 2 1,9 0 0
6 Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng
cho học sinh 96 93,2 7 6,8 0 0 7 Đổi mới công tác quản lý hoạt động học
81
Từ kết quả ở Bảng 3.1, chúng tôi thiết kế Biểu đồ 3.1:
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp quản lí công tác học sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn
Qua kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 3.1 và Biểu đồ 3.1 cho thấy, tất cả 7 biện pháp quản lý CTHS mà chúng tôi đề xuất trong luận văn là rất cấp thiết và cấp thiết. Cụ thể là có 94,2% ý kiến cho rằng rất cấp thiết và 5,8% là cấp thiết ở biện pháp thứ nhất; 95,1% là rất cấp thiết và 4,9% là cấp thiết ở biện pháp thứ 2; 97,1% là rất cấp thiết và 2,9% là cấp thiết ở biện pháp thứ 3; 95,1% là rất cấp thiết và 4,9% là cấp thiết ở biện pháp thứ 4; 98,1% là rất cấp thiết và 1,9% là cấp thiết ở biện pháp thứ 5; 93,2% rất cấp thiết, 6,8% là cấp thiết ở biện pháp thứ 6; 97,1% là rất cấp thiết và 2,9% là cấp thiết ở biện pháp thứ 7. Không có biện pháp nào nhận được ý kiến là không cấp thiết. Điều đó
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết
94.2 5.8 0 95.1 4.9 0 97.1 2.9 0 95.1 4.9 0 98.1 1.9 0 93.2 6.8 0 97.1 2.9 0 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7
82
cho thấy, các biện pháp quản lí CTHS ở Trường Trung cấp Trường Sơn mà chúng tôi đề xuất là rất cấp thiết để sử dụng.
3.4.4.2. Về tính khả thi
Tương tự như tính cấp thiết, sau khi thu thập các phiếu hỏi, chúng tôi xử lý các số liệu bằng toán học thống kê, kết quả mức độ về tính khả thi thể hiện ở Bảng 3.2:
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lí công tác học sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn
TT Tên biện pháp Tính khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % 1
Xây dựng kế hoạch quản lí công tác học sinh đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong trường
100 97,1 3 2,9
2
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lí học sinh 99 96,1 4 3,9
3 Hoàn thiện hệ thống các văn bản của nhà trường
quy định về quản lí công tác học sinh 100 97,1 3 2,9
4
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho học sinh và các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác quản lí học sinh
101 98,1 2 1,9
5 Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội 98 95,1 5 4,9
6 Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho học
sinh 97 94,2 6 5,8
7 Đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập, rèn
83
Từ kết quả ở Bảng 3.2, chúng tôi thiết kế Biểu đồ 3.2:
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lí công tác học sinh ở Trƣờng Trung cấp Trƣờng Sơn
Qua kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 3.2 và Biểu đồ 3.2 cho thấy, các biện pháp quản lí CTHS ở Trường Trung cấp Trường Sơn mà chúng tôi đề xuất đạt tính khả thi rất cao, chiếm từ 95,1% đến 98,1% ý kiến cho là thực hiện được. Chỉ số ít ý kiến được hỏi cho là không thực hiện được, cụ thể như 2,9% ở biện pháp thứ nhất, 3,9% ở biện pháp thứ 2, 2,9% ở biện pháp thứ 3, 1,9% ở biện pháp thứ 4, 4,9% ở biện pháp thứ 5, 5,8% ở biện pháp thứ 6 và 4,9% ở biện pháp thứ 7. Điều đó, cho thấy tất cả các đối tượng được hỏi đều ủng hộ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất, có thể thực hiện được và thực hiện có hiệu quả trong quản lí CTHS của nhà trường trong thời gian tới.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Khả thi Không khả thi
97.1 2.9 96.1 3.9 97.1 2.9 98.1 1.9 95.1 4.9 94.2 5.8 95.1 4.9 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7
84
Tiểu kết chƣơng 3
Các biện pháp đề xuất ở chương 3 được các chuyên gia quản lý CTHS ở các trường trung cấp đóng góp ý kiến và các CBQL, GV, HS của Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Tuy nhiên để vận dụng có hiệu quả mỗi biện pháp mà chúng tôi đề xuất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các điều kiện nội tại của nhà trường về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí; các yếu tố bên ngoài như sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự quan tâm của phụ huynh HS, các lực lượng xã hội khác....
Vì vậy, để áp dụng các biện pháp thành công đòi hỏi Ban Giám hiệu nhà trường, Hội đồng sư phạm và các bộ phận, cá nhân tham gia quản lý CTHS ở Trường Trung cấp Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phải có sự quyết tâm, yêu nghề, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác giáo dục và đào tạo, vì một tương lai phát triển bền vững của nhà trường.
85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Luận văn đã hệ thống tri thức lý luận về quản lý, quản lý nhà trường, quản lý CTHS, biện pháp QLHS cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLHS. Đồng thời luận văn cũng xác định được các nguyên tắc xác định biện pháp QLHS.
Việc nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về lý luận đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để tìm hiểu thực trạng công tác QLHS của Trường Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, qua đó phân tích, đánh giá những mặt mạnh, những hạn chế cũng như nguyên nhân của thực trạng đó.
1.2. Về thực tiễn