8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
- Giáo dục chính trị tư tưởng cho HS là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của nhà trường nhằm chuyển hóa những phẩm chất giá trị của cá nhân HS giúp cho các em chuyển hoá những chuẩn mực, giá trị tư tưởng, chính trị và pháp luật thành những phẩm chất giá trị của cá nhân và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của HS.
- Giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện HS. Giáo dục chính trị tư tưởng để HS nắm vững quy chế của Bộ LĐ,TB&XH cũng như nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật của nhà nước, giúp HS nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc học tập lĩnh hội tri thức, đảm bảo cho HS thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đòi hỏi giáo dục đào tạo phải tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HS, để khi ra trường họ sẽ trở thành lực lượng lao động đủ phẩm chất chính trị tư tưởng, hành nghề đúng với yêu cầu thúc đẩy sự nghiệp CHN,HĐH đất nước.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
- Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS.
- Xây dựng kế hoạch quản lý quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS một cách cụ thể, rõ ràng.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
74
- Phòng CTHS lập kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS được xây dựng cụ thể cho từng tháng, quý, từng học kỳ trong năm học gắn với thực tế tại trường, chủ đề phù hợp với những ngày lễ lớn, ngày lịch sử trọng đại của đất nước.
- Thông qua các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức các phong trào của tuổi trẻ giúp HS nâng cao nhận thức, phấn đấu trong học tập, rèn luyện, phát triển các kỹ năng và trang bị cho HS những kiến thức cần thiết trong cuộc sống.
3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp
- Căn cứ vào đối tượng HS để nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng theo học kỳ, năm học gắn với việc xây dựng kế hoạch, thời gian, nội dung, phương pháp học tập trong đó chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho HS.
- Đổi mới công tác giảng dạy, giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cụ thể là việc giáo dục những nội dung trên bằng lý thuyết cần phải bổ sung thêm các hoạt động thiết thực như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… nhằm để cho HS yêu thích hơn về các môn học và thông qua đó có sự chuyển biến tốt hơn trong nhận thức. Mặt khác, các GV giảng dạy các môn chính trị, pháp luật trong nhà trường cần phải thay đổi hoặc điều chỉnh phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hơn chứ không chỉ sử dụng một phương pháp để giảng dạy.
- Thông qua các hình thức thi tìm hiểu, viết bài, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, để truyền đạt các nghị quyết của Đảng đến HS một cách cụ thể. Từ đó giúp HS xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, có thái độ đúng đắn trong học tập và rèn luyện.
75
- Thông qua đợt sinh hoạt các khoa, sinh hoạt tại chi đoàn để tuyên truyền giới thiệu về ngành nghề, xác định động cơ học tập, và tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội để giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả
- Nhà trường chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa các lực lượng để giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS.
- Định kỳ tổ chức các cuộc gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với HS, ban cán sự lớp, để HS được bày tỏ nguyện vọng của mình, từ đó nắm bắt được tình hình diễn biến tư tưởng của HS và có biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp kịp thời.
- Giữa gia đình HS và nhà trường khi trao đổi các thông tin với nhau thì hai bên phải tham gia đầy đủ nắm bắt các thông tin cần thiết.
- Tổ chức thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, nhằm tác động và tạo sự biến đổi bên trong để hình thành phẩm chất đạo đức cá nhân thông qua các đợt thi đua: ngày HS Sinh viên 9/1; thành lập Đảng 3/2; thành lập Đoàn 26/3; ngày sinh nhật Bác 19/5; ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.