Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh ở trường trung cấp trường sơn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong bối cảnh kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước dành cho giáo dục nhiều sự quan tâm đặc biệt.

Quan điểm của Đảng xem phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp CNH,HĐH, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nói cách khác HS trung cấp là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Mục tiêu phát triển đất nước (2015 - 2020) của Đảng Cộng sản Việt Nam là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu c u công cuộc công nghiệp hóa, hiện đ i hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nư c. Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về giáo

dục bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đầu tư, học phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các trường lớp các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó khăn; đổi mới GD toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống QLGD, chính sách đối với giáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đặc biệt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích, huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay sự nghiệp giáo dục. Liên quan đến QLHS, chính sách của Nhà nước về học bổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ HS tạo việc làm, các chính sách khuyến khích HS học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động xã hội... là những chính sách thiết thực có tác động

28

tích cực đến cuộc sống của HS. Nhìn chung, những chính sách này thực sự tạo ra môi trường thuận lợi cho HS có điều kiện học tập và rèn luyện.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực. Xét trong phạm vi liên quan đến HS, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu; HS còn gặp nhiều khó khăn trong môi trường sống và học tập của mình hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh ở trường trung cấp trường sơn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)