Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1. Quản lý

James Stoner và Stephen Robbins cho rằng: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra” [17].

Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý... phải có ngƣời đứng đầu. Đây là hoạt động để ngƣời thủ trƣởng phối hợp nỗ lực với các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt đƣợc mục tiêu đề ra” [1].

Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc quan niệm: “Quản lý là sự tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) tới đối tƣợng quản lý - trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt

18

đƣợc mục đích của tổ chức” [15]. Theo đó, các tác giả phân định rõ hơn về hoạt động quản lý; đó là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.

Hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất định nghĩa khái niệm quản lý nhƣ sau: Quản lý là quá trình tác động có chủ định, hƣớng đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm tạo ra các hoạt động hƣớng tới đạt mục đích chung của tổ chức dƣới sự tác động của môi trƣờng.

Nhƣ vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý; đối tƣợng quản lý; mục tiêu quản lý; công cụ, phƣơng tiện quản lý; cách thức quản lý (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trƣờng quản lý. Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý.

Có thể biểu diễn cấu trúc hệ thống quản lý nhƣ ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hệ thống quản lý

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

Khái niệm quản lý giáo dục đƣợc các nhà lý luận và quản lý thực tiễn

Môi trƣờng quản lí Chủ thể quản lí Khách thể/ Đối tƣợng quản lí Mục tiêu quản lí Công cụ/ phƣơng tiện Cách thức/ phƣơng pháp

19

đƣa ra dƣới các góc độ khác nhau:

Theo Phạm Minh Hạc, “Quản lý nhà trƣờng hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đƣa nhà trƣờng từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [29].

Theo Trần Kiểm, “Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục” [33].

Nói cách khác, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hƣớng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các yếu tố của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ƣu, đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về chất lƣợng lẫn số lƣợng.

Tóm lại, quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục do Nhà nƣớc đề ra.

Nhƣ vậy, quan niệm về quản lý giáo dục có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: chủ thể quản lý giáo dục; khách thể quản lý giáo dục; mục tiêu quản lý giáo dục; ngoài ra còn phải kể tới cách thức và công cụ quản lý giáo dục.

1.2.1.3. Quản lý nhà trường

Trƣờng học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục, là một thiết chế đặc biệt của xã hội thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tƣơng lai. Trƣờng học với tƣ cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực

20

tiếp đào tạo thế hệ trẻ, nó là tế bào quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Quản lý nhà trƣờng là một loại hình đặc thù của quản lý giáo dục và là cấp độ quản lý giáo dục vi mô.

Theo Phạm Minh Hạc, “Việc quản lý nhà trƣờng phổ thông là quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên, tức là làm sao đƣa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục đích giáo dục” [29].

Nhƣ vậy, quản lý nhà trƣờng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (Ban Giám hiệu, các bộ phận chức năng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục cấp trên) nhằm làm cho quá trình giáo dục nói chung và các hoạt động giáo dục - dạy học cụ thể đƣợc tiến hành trong nhà trƣờng đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trƣờng.

1.2.2. Chất lượng, chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục

1.2.2.1. Chất lượng

Chất lƣợng là một khái niệm động, nhiều chiều và có tính tƣơng đối; vì vậy, có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau, phản ánh các quan niệm cá nhân và xã hội khác nhau, và không có một định nghĩa nào duy nhất đúng về chất lƣợng. Cho nên khó có thể nói đến chất lƣợng nhƣ một khái niệm đơn nhất mà nên hiểu chất lƣợng theo cả nghĩa tuyệt đối và tƣơng đối.

Chất lƣợng hiểu theo nghĩa tuyệt đối - đó là thuộc tính hay bản chất của chất lƣợng. “Thuật ngữ chất lƣợng bắt nguồn từ chữ Latinh “qualis” - có nghĩa là “bản chất của cái gì đó”. Chất lƣợng của cái gì đó chính là phần thuộc tính hay bản chất của nó, là cái vốn có của mỗi sự vật, nó tồn tại khách quan và mọi ngƣời phải thừa nhận (Sallis, 1993 và 2002).” [32, 15].

Theo cách hiểu này, chất lƣợng là “Cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” (theo Đại từ điển tiếng Việt - Nguyễn Nhƣ Ý

21

chủ biên) [56]. Chất lƣợng là “mức hoàn thiện, đặc trƣng so sánh hay đặc trƣng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” (theo Oxford Pocket Dictionary). Có nhiều định nghĩa chất lƣợng đƣợc thể hiện trên một tập

hợp nhiều đặc tính của thực thể: Chất lƣợng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó quy định tính thích hợp của sản phẩm để thoả mãn và phù hợp với công dụng của nó; Chất lƣợng là một hệ thống đặc trƣng nội tại của sản phẩm đƣợc xác định bằng những thông số có thể đo đƣợc hoặc so sánh đƣợc, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó.

Tuy nhiên, trong thực tế thì một sản phẩm hay dịch vụ chỉ đƣợc coi là có chất lƣợng khi nó có khả năng thỏa mãn nhu cầu của ngƣời sử dụng. Theo cách hiểu này thì chất lƣợng là sự phù hợp với mục đích sử dụng, hay chất lƣợng là sự phù hợp với yêu cầu. Chất lƣợng hiểu theo ý nghĩa này vừa mang tính chủ quan của ngƣời sử dụng, vừa thay đổi theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng và nó cũng có thể đƣợc xác định từ trƣớc. Có nhiều định nghĩa theo cách hiểu này: Chất lƣợng là “tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu ngƣời sử dụng”; Chất lƣợng là “tổng hợp những tính chất đặc trƣng của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn các yêu cầu định trƣớc cho nó trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định”.

Nhƣ vậy, chất lƣợng thể hiện trên một tập hợp nhiều đặc tính của thực thể, thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu ngƣời sử dụng. Theo cách

hiểu này, chất lƣợng là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tƣợng) tạo cho thực thể (đối tƣợng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN - ISO 8402). “Chất lƣợng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm hệ thống hoặc quá trình thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. “Yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi đã đƣợc công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.” (Tiêu chuẩn ISO 9000:2000).

22

Chất lƣợng đƣợc thể hiện ở các khía cạnh: sự xuất chúng, tuyệt vời, ƣu tú, xuất sắc; sự hoàn hảo; sự phù hợp, thích hợp; sự thể hiện giá trị; sự biến đổi về chất.

1.2.2.2. Chất lượng giáo dục

Chất lƣợng giáo dục luôn là vấn đề quan trọng nhất đối với tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, và việc cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục bao giờ cũng đƣợc xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở giáo dục nào. Mặc dù có tầm quan trọng nhƣ vậy nhƣng chất lƣợng giáo dục vẫn là một khái niệm khó xác định, khó đo lƣờng, vì vậy nó có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau. Dƣới đây là một số quan điểm về chất lƣợng trong giáo dục.

- Chất lượng được đánh giá bằng “đầu vào”: Theo quan điểm này,

một trƣờng học tuyển đƣợc ngƣời học giỏi, có đội ngũ giáo viên uy tín, có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tốt, huy động đƣợc nguồn lực tài chính cần thiết,… đƣợc xem là trƣờng có chất lƣợng cao. Quan điểm này đƣợc gọi là “quan điểm nguồn lực”, nó đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng và liên tục trong một thời gian dài ở nhà trƣờng.

- Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra”: Quan điểm này chú trọng

vào “đầu ra”, đó chính là sản phẩm của quá trình giáo dục đƣợc thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của ngƣời học hay khả năng cung cấp các hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng. Quan điểm này chƣa xem xét đúng mức mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra”; mặt khác, cách đánh giá “đầu ra” của các trƣờng cũng có sự khác nhau.

- Chất lượng được đánh giá bằng “giá trị gia tăng”: Theo quan điểm

này, chất lƣợng đƣợc phản ánh qua sự gia tăng ở ngƣời học kiến thức, kỹ năng và thái độ sau một quá trình đào tạo. Quan điểm này coi chất lƣợng là hiệu số giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”, kết quả thu đƣợc là

23

“giá trị gia tăng” mà nhà trƣờng đã đem lại cho ngƣời học khi nó tạo ra đƣợc sự khác biệt trong sự phát triển về trí tuệ và nhân cách của họ. Tuy vậy, nhiều ngƣời cho rằng, khó có thể thiết kế một thƣớc đo thống nhất để đánh giá chất lƣợng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra đƣợc hiệu số của chúng và đánh giá chất lƣợng của nhà trƣờng.

- Chất lượng được đánh giá bằng “giá trị học thuật”: Quan điểm này

chủ yếu dựa vào sự đánh giá năng lực học thuật của đội ngũ giảng viên trong từng trƣờng; tức là trƣờng nào có đội ngũ giáo sƣ, tiến sĩ đông, có uy tín khoa học cao thì đƣợc xem là trƣờng có chất lƣợng cao.

- Chất lượng được đánh giá bằng “văn hoá tổ chức riêng”: Quan điểm

này cho rằng một trƣờng đƣợc đánh giá là có chất lƣợng khi nó có đƣợc “văn hoá tổ chức riêng” với nét đặc trƣng quan trọng là hỗ trợ cho quá trình liên tục cải tiến chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Ngoài một số cách tiếp cận trên, Tổ chức ĐBCLGD đại học quốc tế (INQAHE - International Network of Quality Assurance in Higher Education) đã đƣa ra 2 quan điểm về chất lƣợng giáo dục: (1) Tuân theo các chuẩn quy định; (2) Đạt được các mục tiêu đề ra.

Theo quan điểm này, để đánh giá chất lƣợng giáo dục của một nhà trƣờng cần có bộ tiêu chuẩn về tất cả các lĩnh vực và việc đánh giá, kiểm định chất lƣợng một trƣờng sẽ dựa vào bộ tiêu chuẩn đó. Khi không có bộ tiêu chuẩn, việc thẩm định chất lƣợng sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá. Những mục tiêu này sẽ đƣợc xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và những điều kiện đặc thù của nhà trƣờng đó.

Nhƣ vậy, theo quan điểm này, có thể hiểu chất lƣợng giáo dục của một nhà trƣờng là mức độ đáp ứng các yêu cầu hay các chuẩn/ tiêu chuẩn đối với nhà trƣờng theo quy định; hoặc mức độ thực hiện các mục tiêu đã định sẵn từ đầu của một nhà trƣờng.

24

Theo quan điểm chất lƣợng là sự đáp ứng/ phù hợp với mục tiêu thì một nhà trƣờng chỉ đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn chất lƣợng khi nhà trƣờng đó đáp ứng đƣợc mục tiêu theo yêu cầu của xã hội, đƣợc quy định theo Luật giáo dục, Điều lệ các nhà trƣờng và theo sứ mệnh của nhà trƣờng đó.

Với quan điểm này, một số nhà nghiên cứu nhƣ Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp cho rằng: Chất lƣợng đào tạo đƣợc đánh giá qua mức độ đạt đƣợc mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chƣơng trình đào tạo. Lê Đức Phúc định nghĩa: Chất lƣợng giáo dục là chất lƣợng thực hiện các mục tiêu giáo dục. Trần Khánh Đức quan niệm: Chất lƣợng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo đƣợc phản ánh ở các đặc trƣng phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của ngƣời tốt nghiệp tƣơng ứng với mục tiêu, chƣơng trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể…

Theo Thông tƣ số 18/2018/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lƣợng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trƣờng THCS, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học thì “Chất lƣợng giáo dục trƣờng trung học là sự đáp ứng mục tiêu của trƣờng trung học, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và cả nƣớc.” [12].

Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, chất lƣợng giáo dục đƣợc phản ánh trƣớc hết ở các phẩm chất và năng lực của HS (nhân cách HS) đƣợc hình thành và phát triển thông qua quá trình giáo dục ở các bậc, cấp học theo mục tiêu chung của giáo dục là “đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” (Điều 2. Mục tiêu giáo dục, Luật giáo dục năm 2005) [38].

25

chất về đạo đức, xã hội (đạo đức, ý thức, trách nhiệm…); (2) Các chỉ số về sức khoẻ, tâm lý, sinh học…; (3) Trình độ kiến thức, kỹ năng (theo các bậc học vấn phổ thông); (4) Năng lực học tập, sống và thích nghi; (5) Tiềm năng phát triển cá nhân (thể lực, trí tuệ).

1.2.2.3. Kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định chất lƣợng là khái niệm dùng để chỉ cách đánh giá trong quá trình đánh giá chất lƣợng. Nó chú trọng vào cơ chế đảm bảo chất lƣợng hơn là chính bản thân chất lƣợng.

Theo Phạm Xuân Thanh, “ĐBCLGD đƣợc hiểu là một cơ chế quản lý nhằm duy trì các chuẩn mực và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lƣợng giáo dục. Kiểm định chất lƣợng đƣợc hiểu là quá trình đánh giá từ bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)