Kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng trung học phổ thông

1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT

Mục đích của KĐCLGD trƣờng THPT là nhằm xác định nhà trƣờng đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lƣợng, duy trì và nâng cao chất lƣợng các hoạt động của nhà trƣờng; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và xã hội về thực trạng chất lƣợng của trƣờng THPT; để cơ quan quản lý nhà nƣớc đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng giáo dục.

KĐCLGD trƣờng THPT có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho các nhà quản lý giáo dục nhìn lại toàn bộ hoạt động của nhà trƣờng một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng theo những tiêu chuẩn nhất định. Thông qua hoạt động KĐCLGD, lãnh đạo trƣờng THPT sẽ xác định đƣợc mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo dục theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trong từng giai đoạn; nhờ đó lãnh đạo nhà trƣờng nắm đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lƣợng các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng.

KĐCLGD cũng giúp cho trƣờng THPT định hƣớng và xác định tiêu chuẩn chất lƣợng nhất định. Các tiêu chuẩn này là những quy định tối thiểu

28

mà nhà trƣờng cần phải đạt đƣợc nhằm đảm bảo chất lƣợng giáo dục, từ đó mỗi nhà trƣờng THPT sẽ từng bƣớc xác định tiêu chuẩn cho từng hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo chất lƣợng đầu ra.

KĐCLGD còn tạo ra cơ chế đảm bảo chất lƣợng vừa linh hoạt vừa chặt chẽ giữa hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài, giúp cho các trƣờng THPT kịp thời cải tiến những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh. Kết quả KĐCLGD các trƣờng THPT sẽ góp phần định hƣớng phát triển cho các trƣờng THPT nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực về giáo dục; giúp HS và phụ huynh lựa chọn trƣờng để dự tuyển vào lớp 10; đồng thời làm cơ sở để các trƣờng THPT kêu gọi đầu tƣ từ các tổ chức xã hội.

1.3.2. Quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT

Quy trình KĐCLGD đối với trƣờng trung học đƣợc thực hiện theo các bƣớc:

1) Tự đánh giá. 2) Đánh giá ngoài.

3) Công nhận trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng giáo dục

Chu kỳ KĐCLGD đối với trƣờng trung học là 05 năm. Trƣờng trung học đƣợc công nhận đạt KĐCLGD ở cấp độ thấp, sau ít nhất 02 năm kể từ ngày đƣợc công nhận, đƣợc đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt KĐCLGD ở cấp độ cao hơn.

1.3.3. Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đánh giá trường THPT

- Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học là các yêu cầu đối với trƣờng

trung học nhằm đảm bảo chất lƣợng các hoạt động. Mỗi tiêu chuẩn ứng với một lĩnh vực hoạt động của trƣờng trung học; trong mỗi tiêu chuẩn có các tiêu chí. Tiêu chuẩn đánh giá trƣờng trung học có 4 mức (từ Mức 1 đến Mức 4) với yêu cầu tăng dần. Trong đó, mức sau bao gồm tất cả các yêu cầu của mức trƣớc và

29

Theo Thông tƣ số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học [12] thì có 05 tiêu chuẩn đánh giá

trƣờng trung học; đó là: 1) Tổ chức và quản lý nhà trƣờng; 2) CBQL, giáo viên, nhân viên và HS; 3) Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; 4) Quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội; 5) Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.

- Tiêu chí đánh giá trường trung học là yêu cầu đối với trƣờng trung học trong một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ báo.

Theo Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn

quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học [12] thì có 28 tiêu chí đánh giá trƣờng trung học.

Trong đó, tiêu chuẩn 1 có 10 tiêu chí; tiêu chuẩn 2 có 4 tiêu chí; tiêu chuẩn 3 có 6 tiêu chí; tiêu chuẩn 4 có 2 tiêu chí; tiêu chuẩn 5 có 6 tiêu chí.

- Chỉ báo đánh giá trường trung học là yêu cầu đối với trƣờng trung học trong một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí.

Theo Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học [12] thì có 84 chỉ báo đánh giá trƣờng

trung học đạt KĐCLGD mức 1, gồm: tiêu chuẩn 1 có 10 tiêu chí, 30 chỉ báo; tiêu chuẩn 2 có 4 tiêu chí, 12 chỉ báo; tiêu chuẩn 3 có 6 tiêu chí, 18 chỉ báo; tiêu chuẩn 4 có 2 tiêu chí, 6 chỉ báo; tiêu chuẩn 5 có 6 tiêu chí, 18 chỉ báo.

1.3.4. Tự đánh giá và đánh giá ngoài trường THPT

- Tự đánh giá là quá trình trƣờng trung học dựa trên các tiêu chuẩn

đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tự xem xét, đánh giá thực trạng chất lƣợng các hoạt động giáo dục cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan khác của nhà trƣờng để điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm

30

đạt tiêu chuẩn đánh giá trƣờng trung học.

Quy trình tự đánh giá của trƣờng trung học gồm các bƣớc sau:

1)Thành lập hội đồng tự đánh giá.

2)Lập kế hoạch tự đánh giá.

3)Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

4)Đánh giá các mức đạt đƣợc theo từng tiêu chí.

5)Viết báo cáo tự đánh giá.

6)Công bố báo cáo tự đánh giá.

7)Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá. - Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của cơ quan quản lý

nhà nƣớc đối với trƣờng trung học để xác định mức đạt đƣợc tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Quy trình đánh giá ngoài trƣờng trung học gồm các bƣớc sau;

1)Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.

2)Khảo sát sơ bộ tại trƣờng trung học.

3)Khảo sát chính thức tại trƣờng trung học.

4)Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.

5)Lấy ý kiến phản hồi của trƣờng trung học về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.

6)Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.

1.3.5. Công nhận và cấp chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT

- Công nhận trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng giáo dục

+ Điều kiện công nhận trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng giáo dục: a) Có ít nhất một khoá HS đã hoàn thành Chƣơng trình trung học;

b) Có kết quả đánh giá ngoài đạt từ Mức 1 trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận

31

đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tƣ số

18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT). + Cấp độ công nhận:

a) Cấp độ 1: Trƣờng đƣợc đánh giá đạt Mức 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định trên;

b) Cấp độ 2: Trƣờng đƣợc đánh giá đạt Mức 2 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định trên;

c) Cấp độ 3: Trƣờng đƣợc đánh giá đạt Mức 3 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định trên;

d) Cấp độ 4: Trƣờng đƣợc đánh giá đạt Mức 4 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định trên.

Cấp chứng nhận đạt kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT + Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định cấp Chứng nhận trƣờng đạt KĐCLGD theo cấp độ trƣờng trung học đạt đƣợc.

+ Chứng nhận trƣờng đạt KĐCLGD có giá trị 05 năm. Ít nhất 05 tháng trƣớc thời hạn hết giá trị của Chứng nhận trƣờng đạt KĐCLGD, trƣờng trung học phải thực hiện xong quy trình tự đánh giá theo quy định tại Điều 23 và đăng ký đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 26 của Quy định trên để đƣợc công nhận lại. Việc công nhận lại thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Quy định trên.

1.4. Quản lý hoạt động kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT

1.4.1. Lập kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT

Lập kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý mà chủ thể quản lý phải thực hiện. Đây là bƣớc cơ sở cho việc thực hiện các chức năng

32

tiếp theo của quản lý. Lập kế hoạch là dự kiến những vấn đề có thể xảy ra, những ý tƣởng của chủ thể quản lý để đạt đƣợc mục đích và đi đến mục tiêu. Lập kế hoạch KĐCLGD trƣờngtrung học là xác định mục đích, lựa chọn mục tiêu, khái quát các công việc phải làm, xác định khối lƣợng công việc, đề ra những quy định, xây dựng chƣơng trình hành động, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp với các nguồn lực của nhà trƣờng để tiến hành hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài; qua đó xác định mức đạt đƣợc tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT để nhà trƣờng điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm cải tiến, nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Lập kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT phải dựa trên hoạt động quy hoạch của Giám đốc Sở GD&ĐT về hoạt động KĐCLGD trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT cần đảm bảo các yêu cầu sau: thể hiện rõ số lƣợng các trƣờng đƣợc tham gia kiểm định và mục tiêu, nội dung tiến hành kiểm định; xác định rõ các nguồn lực tham gia kiểm định, quy trình và các bƣớc tiến hành, vai trò của mỗi lực lƣợng tham gia, thời gian tiến hành và sản phẩm cần đạt đƣợc; nêu rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đo, cần đánh giá; xác định rõ các công cụ để đo, phƣơng pháp, hình thức đo và xác định kết quả; mô tả rõ quy trình thực hiện, thời gian tiến hành và sản phẩm cần đạt đƣợc. Bên cạnh đó, kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT cần xác định rõ mối quan hệ giữa phòng chức năng của Sở GD&ĐT với đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và Hiệu trƣởng các trƣờng THPT tham gia kiểm định.

1.4.2. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT

- Tổ chức thực hiện kế hoạch là khâu hiện thực hóa các mục tiêu đƣợc đề ra theo kế hoạch đã xây dựng. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch có khả năng tạo ra sức mạnh của cả hệ thống nhà trƣờng, nếu việc phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực đƣợc thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Trên cơ sở

33

kế hoạch KĐCLGD đƣợc phê duyệt, Sở GD&ĐT bố trí và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch KĐCLGD cần quán triệt và triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn về công tác KĐCLGD của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các trƣờng THPT. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về nhiệm vụ KĐCLGD nói chung, công tác cải tiến chất lƣợng giáo dục nói riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng.

Tổ chức thực hiện kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT cần thành lập Ban Chỉ đạo đánh giá và kiểm định chất lƣợng trƣờng THPT do Giám đốc Sở GD&ĐT làm trƣờng ban hoặc ủy quyền cho cán bộ dƣới quyền; thành lập đoàn đánh giá ngoài, gồm: trƣởng đoàn, thƣ ký và các ủy viên là những thành viên có năng lực và phẩm chất tốt, đã công tác trong ngành ít nhất là 5 năm và đã hoàn thành chƣơng trình đào tạo, tập huấn về đánh giá ngoài. Bên cạnh đó, phải ban hành hệ thống các văn bản hƣớng dẫn công tác KĐCLGD trƣờng THPT. Đồng thời, tổ chức hƣớng dẫn các trƣờng THPT tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT do Bộ GD&ĐT ban hành. Ngoài ra, cần phối hợp với các đơn vị liên đới, huy động nguồn lực để thực hiện đánh giá, kiểm định chất lƣợng trƣờng THPT.

- Cùng với công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện có vai trò, chức năng hiện thực hóa các mục tiêu đƣợc đề ra trong kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT. Công tác chỉ đạo đƣợc xác định từ việc điều hành và hƣớng dẫn các nguồn lực và các hoạt động nhằm đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả trong chiến lƣợc thực hiện các mục tiêu đề ra. Công tác chỉ đạo có tác động ảnh hƣởng tới hành vi, thái độ của những ngƣời tham gia và hiệu quả triển khai thực hiện kế hoạch để đạt mục tiêu chung. Vì vậy, chủ thể quản lý cần chỉ đạo

34

các nguồn nhân lực thực hiện kế hoạch đã đƣợc phê duyệt, đồng thời mọi ngƣời tham gia cần tích cực, chủ động để thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT, các cấp quản lý cần huy động mọi lực lƣợng vào việc thực hiện kế hoạch đã đƣợc phê duyệt và có thể điều chỉnh nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động kiểm định chất lƣợng nhà trƣờng diễn ra trong kỷ cƣơng, trật tự, đảm bảo tính trung thực, khách quan.

Việc chỉ đạo triển khai kế hoạch kiểm định chất lƣợng trƣờng THPT cần tuân thủ và hƣớng dẫn thực hiện đúng các nội dung, quy trình, nguyên tắc quy định thông qua các văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo, việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ của các trƣờng phổ thông; trong đó tập trung chỉ đạo cả hai khâu: tự đánh giá và đánh giá ngoài.

Trong quá trình chỉ đạo hoạt động tự đánh giá trƣờng THPT, cần chỉ đạo nhà trƣờng lập kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lƣu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của nhà trƣờng. Đồng thời chỉ đạo nhà trƣờng có các biện pháp duy trì, nâng cao chất lƣợng các hoạt động của cơ sở giáo dục; khuyến cáo nhà trƣờng thuê chuyên gia tƣ vấn có hiểu biết sâu về đánh giá chất lƣợng và các kỹ thuật tự đánh giá để giúp hội đồng tự đánh giá của nhà trƣờng triển khai hoạt động đánh giá bên trong một cách có hiệu quả. Ngoài ra cũng cần chỉ đạo nhà trƣờng làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa của công tác KĐCLGD đối với nhà trƣờng, về vai trò, trách nhiệm của CBQL, giáo viên và nhân viên nhà trƣờng cũng nhƣ hội cha mẹ HS và HS trong công tác KĐCLGD nhà trƣờng.

35

chỉ đạo việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài từ các trƣờng trung học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; khuyến cáo đơn vị đƣợc đánh giá hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá và các minh chứng kèm theo; chỉ đạo thực hiện đúng quy trình đánh giá ngoài trƣờng trung học gồm 06 bƣớc theo quy định. Trong đó tập trung chỉ đạo việc khảo sát, đánh giá để xác định mức đạt tiêu chuẩn đánh giá trƣờng trung học theo quy định của Bộ GD&ĐT; tƣ vấn, khuyến nghị các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng; đề nghị công nhận hoặc không công nhận nhà trƣờng đạt KĐCLGD và đạt chuẩn quốc gia; việc giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)