Quản lý hoạt động kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT

1.4.1. Lập kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT

Lập kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý mà chủ thể quản lý phải thực hiện. Đây là bƣớc cơ sở cho việc thực hiện các chức năng

32

tiếp theo của quản lý. Lập kế hoạch là dự kiến những vấn đề có thể xảy ra, những ý tƣởng của chủ thể quản lý để đạt đƣợc mục đích và đi đến mục tiêu. Lập kế hoạch KĐCLGD trƣờngtrung học là xác định mục đích, lựa chọn mục tiêu, khái quát các công việc phải làm, xác định khối lƣợng công việc, đề ra những quy định, xây dựng chƣơng trình hành động, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp với các nguồn lực của nhà trƣờng để tiến hành hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài; qua đó xác định mức đạt đƣợc tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT để nhà trƣờng điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm cải tiến, nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Lập kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT phải dựa trên hoạt động quy hoạch của Giám đốc Sở GD&ĐT về hoạt động KĐCLGD trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT cần đảm bảo các yêu cầu sau: thể hiện rõ số lƣợng các trƣờng đƣợc tham gia kiểm định và mục tiêu, nội dung tiến hành kiểm định; xác định rõ các nguồn lực tham gia kiểm định, quy trình và các bƣớc tiến hành, vai trò của mỗi lực lƣợng tham gia, thời gian tiến hành và sản phẩm cần đạt đƣợc; nêu rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đo, cần đánh giá; xác định rõ các công cụ để đo, phƣơng pháp, hình thức đo và xác định kết quả; mô tả rõ quy trình thực hiện, thời gian tiến hành và sản phẩm cần đạt đƣợc. Bên cạnh đó, kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT cần xác định rõ mối quan hệ giữa phòng chức năng của Sở GD&ĐT với đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và Hiệu trƣởng các trƣờng THPT tham gia kiểm định.

1.4.2. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT

- Tổ chức thực hiện kế hoạch là khâu hiện thực hóa các mục tiêu đƣợc đề ra theo kế hoạch đã xây dựng. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch có khả năng tạo ra sức mạnh của cả hệ thống nhà trƣờng, nếu việc phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực đƣợc thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Trên cơ sở

33

kế hoạch KĐCLGD đƣợc phê duyệt, Sở GD&ĐT bố trí và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch KĐCLGD cần quán triệt và triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn về công tác KĐCLGD của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các trƣờng THPT. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về nhiệm vụ KĐCLGD nói chung, công tác cải tiến chất lƣợng giáo dục nói riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng.

Tổ chức thực hiện kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT cần thành lập Ban Chỉ đạo đánh giá và kiểm định chất lƣợng trƣờng THPT do Giám đốc Sở GD&ĐT làm trƣờng ban hoặc ủy quyền cho cán bộ dƣới quyền; thành lập đoàn đánh giá ngoài, gồm: trƣởng đoàn, thƣ ký và các ủy viên là những thành viên có năng lực và phẩm chất tốt, đã công tác trong ngành ít nhất là 5 năm và đã hoàn thành chƣơng trình đào tạo, tập huấn về đánh giá ngoài. Bên cạnh đó, phải ban hành hệ thống các văn bản hƣớng dẫn công tác KĐCLGD trƣờng THPT. Đồng thời, tổ chức hƣớng dẫn các trƣờng THPT tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT do Bộ GD&ĐT ban hành. Ngoài ra, cần phối hợp với các đơn vị liên đới, huy động nguồn lực để thực hiện đánh giá, kiểm định chất lƣợng trƣờng THPT.

- Cùng với công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện có vai trò, chức năng hiện thực hóa các mục tiêu đƣợc đề ra trong kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT. Công tác chỉ đạo đƣợc xác định từ việc điều hành và hƣớng dẫn các nguồn lực và các hoạt động nhằm đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả trong chiến lƣợc thực hiện các mục tiêu đề ra. Công tác chỉ đạo có tác động ảnh hƣởng tới hành vi, thái độ của những ngƣời tham gia và hiệu quả triển khai thực hiện kế hoạch để đạt mục tiêu chung. Vì vậy, chủ thể quản lý cần chỉ đạo

34

các nguồn nhân lực thực hiện kế hoạch đã đƣợc phê duyệt, đồng thời mọi ngƣời tham gia cần tích cực, chủ động để thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT, các cấp quản lý cần huy động mọi lực lƣợng vào việc thực hiện kế hoạch đã đƣợc phê duyệt và có thể điều chỉnh nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động kiểm định chất lƣợng nhà trƣờng diễn ra trong kỷ cƣơng, trật tự, đảm bảo tính trung thực, khách quan.

Việc chỉ đạo triển khai kế hoạch kiểm định chất lƣợng trƣờng THPT cần tuân thủ và hƣớng dẫn thực hiện đúng các nội dung, quy trình, nguyên tắc quy định thông qua các văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo, việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ của các trƣờng phổ thông; trong đó tập trung chỉ đạo cả hai khâu: tự đánh giá và đánh giá ngoài.

Trong quá trình chỉ đạo hoạt động tự đánh giá trƣờng THPT, cần chỉ đạo nhà trƣờng lập kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lƣu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của nhà trƣờng. Đồng thời chỉ đạo nhà trƣờng có các biện pháp duy trì, nâng cao chất lƣợng các hoạt động của cơ sở giáo dục; khuyến cáo nhà trƣờng thuê chuyên gia tƣ vấn có hiểu biết sâu về đánh giá chất lƣợng và các kỹ thuật tự đánh giá để giúp hội đồng tự đánh giá của nhà trƣờng triển khai hoạt động đánh giá bên trong một cách có hiệu quả. Ngoài ra cũng cần chỉ đạo nhà trƣờng làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa của công tác KĐCLGD đối với nhà trƣờng, về vai trò, trách nhiệm của CBQL, giáo viên và nhân viên nhà trƣờng cũng nhƣ hội cha mẹ HS và HS trong công tác KĐCLGD nhà trƣờng.

35

chỉ đạo việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài từ các trƣờng trung học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; khuyến cáo đơn vị đƣợc đánh giá hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá và các minh chứng kèm theo; chỉ đạo thực hiện đúng quy trình đánh giá ngoài trƣờng trung học gồm 06 bƣớc theo quy định. Trong đó tập trung chỉ đạo việc khảo sát, đánh giá để xác định mức đạt tiêu chuẩn đánh giá trƣờng trung học theo quy định của Bộ GD&ĐT; tƣ vấn, khuyến nghị các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng; đề nghị công nhận hoặc không công nhận nhà trƣờng đạt KĐCLGD và đạt chuẩn quốc gia; việc giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá trƣớc khi thông báo kết quả đánh giá ngoài cho trƣờng trung học.

1.4.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch KĐCLGD trƣờng THPT là một khâu không kém quan trọng trong công tác quản lý hoạt động KĐCLGD trƣờng trung học. Kiểm tra, đánh giá nhằm xem xét, rà soát kết quả thực hiện kế hoạch đạt đƣợc ở mức độ nào, phù hợp đến đâu so với mục tiêu dự kiến ban đầu và nội dung kế hoạch đƣợc phê duyệt. Rà soát, kiểm tra việc đảm bảo các nguyên tắc trong đánh giá, kiểm định chất lƣợng, tính khách quan, chính xác của các phƣơng pháp thu thập thông tin, độ tin cậy của việc kiểm chứng hồ sơ minh chứng của trƣờng THPT. Đồng thời phát hiện những sai lệch, thiếu sót trong thực hiện kế hoạch cũng nhƣ kết quả đánh giá để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng trong đánh giá, kiểm định chất lƣợng trƣờng trung học.

Qua kiểm tra, đánh giá các cấp quản lý nắm đƣợc thông tin cần thiết về hoạt động đánh giá, kiểm định chất lƣợng; từ đó tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động cải tiến, nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng; phát huy ý

36

thức trách nhiệm của lãnh đạo nhà trƣờng, của đội ngũ giáo viên, nhân viên cũng nhƣ tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ các hoạt động của nhà trƣờng nhằm thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Đồng thời, kiểm tra cũng giúp các cấp quản lý xem xét một cách toàn diện các hoạt động để đƣa ra các quyết định phù hợp với thực tiễn quản lý.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch KĐCLGD, trên cơ sở sự chỉ đạo và các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT hay đơn vị chức năng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động KĐCLGD của các trƣờng THPT và các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các nhà trƣờng thực hiện trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra bằng cách xác định các mục tiêu cụ thể và nêu rõ các tiêu chí đánh giá. Đồng thời để đạt đƣợc kết quả trong công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch KĐCLGD, cần xây dựng đội ngũ kiểm định viên và tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng năng lực chuyên môn đội ngũ làm công tác kiểm tra để đảm bảo tính chính xác, khách quan và công bằng trong đánh giá kết quả kiểm định chất lƣợng, giúp các trƣờng THPT chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hành động phát huy ƣu điểm và khắc phục những hạn chế hiện có.

1.4.4. Quản lý hoạt động cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT

Một khía cạnh quan trọng trong mục tiêu KĐCLGD là giúp cơ sở giáo dục lập kế hoạch cải tiến chất lƣợng, duy trì và nâng cao chất lƣợng các hoạt động của nhà trƣờng. Vì vậy, quản lý hoạt động cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT là một mặt quan trọng trong công tác quản lý hoạt động KĐCLGD trƣờng trung học.

Trên cơ sở kết quả đã đạt đƣợc sau đánh giá ngoài, đồng thời dựa trên những khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài, nhà trƣờng cần xây dựng kế hoạch cải tiến nâng cao chất lƣợng. Trong đó cần nêu rõ các biện pháp duy trì, phát huy những mặt mạnh, nhất là biện pháp khắc phục những tồn tại; chỉ

37

rõ thời gian và mức độ hoàn thành; việc huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải tiến nâng cao chất lƣợng; đồng thời tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp theo kế hoạch đã để ra.

Việc xây dựng kế hoạch, đƣa ra các giải pháp nhằm từng bƣớc cải tiến, nâng cao chất lƣợng các hoạt động của nhà trƣờng sau đánh giá ngoài cần nêu rõ những ƣu điểm cần phát huy, đặc biệt phải chỉ rõ những mặt còn hạn chế, tồn tại chƣa đáp ứng yêu cầu, nêu rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng có ý thức trách nhiệm, chủ động tích cực thực hiện các biện pháp nhằm cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Để hoạt động cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT đạt đƣợc kết quả, các cấp quản lý cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo, tổ chức, điều hành thực hiện kế hoạch cải tiến chất lƣợng một cách có hiệu quả.

1.4.5. Vai trò, trách nhiệm của các cấp quản lý trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục THPT chất lượng giáo dục THPT

- Trách nhiệm của sở GD&ĐT

1. Tham mƣu UBND cấp tỉnh lập kế hoạch KĐCLGD; hƣớng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các phòng GD&ĐT, các trƣờng trung học trực thuộc triển khai công tác KĐCLGD và xây dựng trƣờng trung học đạt chuẩn quốc gia theo quy định.

2. Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác KĐCLGD và xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

3. Giám sát, chỉ đạo các trƣờng trung học trực thuộc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lƣợng để không ngừng duy trì và nâng cao chất lƣợng.

4. Hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác KĐCLGD và xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia; báo cáo kết quả với UBND cấp tỉnh, Bộ GD&ĐT để đƣợc hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra.

38

1. Tham mƣu UBND cấp huyện lập kế hoạch KĐCLGD; hƣớng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các trƣờng trung học trực thuộc triển khai công tác KĐCLGD và xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT.

2. Giám sát, chỉ đạo các trƣờng trung học thực hiện kế hoạch cải tiến chất lƣợng để không ngừng duy trì và nâng cao chất lƣợng.

3. Hằng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác KĐCLGD và xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia; báo cáo kết quả với UBND cấp huyện, sở GD&ĐT để đƣợc hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra.

- Trách nhiệm của trƣờng trung học

1. Tham mƣu cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng lập kế hoạch xây dựng và phát triển, phấn đấu trong từng giai đoạn để trƣờng đạt KĐCLGD, đạt chuẩn quốc gia.

2. Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận trƣờng đạt KĐCLGD và công nhận trƣờng đạt chuẩn quốc gia khi xét thấy đảm bảo các tiêu chuẩn đánh giá trƣờng trung học theo quy định.

3. Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; thực hiện kế hoạch cải tiến chất lƣợng trong báo cáo tự đánh giá, các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện cải tiến chất lƣợng với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để đƣợc hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.

4. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của nhà trƣờng, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn.

5. Duy trì, phát huy kết quả KĐCLGD, kết quả xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia để không ngừng nâng cao và cải tiến chất lƣợng.

39

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT giáo dục trƣờng THPT

1.5.1. Yếu tố khách quan

Hoạt động KĐCLGD là rất cần thiết đối với sự phát triển của nhà trƣờng THPT; thế nhƣng trên thực tế hoạt động này vẫn chƣa tƣơng xứng với vai trò của nó. Điều này một mặt là do các yếu tố khách quan gây ảnh hƣởng đến hoạt động cũng nhƣ công tác quản lý hoạt động KĐCLGD ở trƣờng THPT. Trƣớc tiên, KĐCLGD là hoạt động còn khá mới mẻ đối với nhà trƣờng phổ thông; hơn nữa đây là hoạt động mang đặc trƣng quản lý chất lƣợng; vì vậy công tác quản lý hoạt động này vẫn còn khá lúng túng đối với nhiều CBQL giáo dục cấp sở, phòng cũng nhƣ cấp trƣờng.

Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động KĐCLGD đƣợc triển khai một cách có kết quả, ổn định và bền vững, các cơ quan quyền lực nhà nƣớc, cơ quan quản lý ngành giáo dục đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là những công cụ pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động KĐCLGD ở Việt Nam. Trong đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy trình và chu kỳ KĐCLGD, các bộ tiêu chuẩn đánh giá, KĐCLGD,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)