Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 82 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

Nguyên tắc này yêu cầu khi đề xuất các biện pháp quản lý phải dựa trên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học quản lý, khoa học quản lý giáo dục và cơ sở lý luận về KĐCLGD. Các biện pháp đƣợc đề xuất phải phù hợp với quy trình quản lý, với bản chất và quy luật của q trình giáo dục. Việc đảm bảo tính khoa học là điều kiện cần thiết để các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất mang tính khách quan, hợp lý, đảm bảo tính mục đích và đem lại hiệu quả.

Mặt khác, việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD trƣờng THPT phải dựa trên cơ sở thực tiễn của nhà trƣờng; đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện cần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở giáo dục khác nhau để áp dụng có hiệu quả vào một trƣờng THPT cụ thể.

Tóm lại, việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD tại các trƣờng THPT phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, tức là đƣợc xây dựng dựa trên những luận cứ khoa học, phù hợp với những điều kiện, yêu cầu thực tế của nhà trƣờng mới có thể đảm bảo tính khả thi và đem lại hiệu quả.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD trƣờng THPT phải tạo thành một hệ thống, có mối quan hệ tƣơng tác qua lại; nghĩa là các biện pháp đƣợc đề xuất không tồn tại một cách riêng rẽ, biệt lập mà tác động qua lại, bổ trợ cho nhau.

72

thực hiện có khác nhau nhƣng giữa chúng phải có mối quan hệ đồng bộ, phù hợp với khung lý luận và cơ sở thực tiễn đã đƣợc xác lập; đồng thời các biện pháp phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ giữa các cấp quản lý và có sự bổ trợ cho nhau mới có thể mang lại hiệu quả nhất định.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Theo quan điểm phủ định biện chứng, trong quá trình phát triển, cái cũ đã tạo ra những yếu tố, những tiền đề, những yêu cầu cho sự chuyển hoá sang cái mới. Nói khác đi, cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ; tức là những yếu tố tích cực của cái cũ sẽ đƣợc giữ lại và cải biến cho phù hợp với cái mới. Điều này cho thấy cần đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển những yếu tố hợp lý, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của cái mới từ cái cũ. Do vậy, cần kế thừa những mặt tích cực, ƣu điểm của mơ hình quản lý cũ có hạt nhân hợp lý nhƣng chƣa hoàn chỉnh; tiếp thu, cải biến những yếu tố phù hợp cho mơ hình quản lý mới khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD trƣờng THPT.

Mặt khác, khi thực hiện các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất, bên cạnh kế thừa những kết quả đã đạt đƣợc cũng cần phải cải tiến, đổi mới cho phù hợp với điều kiện và sự phát triển của nhà trƣờng THPT trƣớc yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu mới về KĐCLGD các trƣờng THPT khi có những thay đổi.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, tức là phải xem xét đến khả năng thực thi của các biện pháp có phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng hay không. Một biện pháp đƣa ra nếu không phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mà ngƣời quản lý dự định áp dụng thì sẽ khơng mang lại kết quả. Vì vậy, các biện pháp quản lý khi nghiên cứu đề xuất phải đảm bảo nguyên tắc tính khả thi, tức là phải có

73

khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động KĐCLGD ở các trƣờng THPT một cách thuận lợi, phù hợp và dễ triển khai trong việc thực hiện các chức năng quản lý.

Nguyên tắc cũng đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải phù hợp với mục tiêu và đem lại hiệu quả khi sử dụng các biện pháp trong quản lý. Nói cách khác, khi sử dụng các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất, nhà quản lý cần phải làm thế nào để trong điều kiện nguồn lực nhất định, với thời gian cho phép, có thể tạo đƣợc nhiều kết quả có chất lƣợng, đạt mục tiêu quản lý nhƣ mong muốn. Một biện pháp quản lý đƣợc đề xuất nếu không đem lại kết quả quản lý nhất định thì khơng thể coi là biện pháp có hiệu quả. Mặt khác, một biện pháp quản lý đƣợc đề xuất có thể đem lại mức độ kết quả khác nhau trong tay các nhà quản lý khác nhau. Vì vậy, ngun tắc này cũng địi hỏi nhà quản lý phải nắm vững nội dung, nguyên tắc, đối tƣợng quản lý để từ đó sử dụng những biện pháp thích hợp, sáng tạo và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)