Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động kiểm định chất lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 50 - 54)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động kiểm định chất lƣợng

giáo dục trƣờng THPT

1.5.1. Yếu tố khách quan

Hoạt động KĐCLGD là rất cần thiết đối với sự phát triển của nhà trƣờng THPT; thế nhƣng trên thực tế hoạt động này vẫn chƣa tƣơng xứng với vai trị của nó. Điều này một mặt là do các yếu tố khách quan gây ảnh hƣởng đến hoạt động cũng nhƣ công tác quản lý hoạt động KĐCLGD ở trƣờng THPT. Trƣớc tiên, KĐCLGD là hoạt động còn khá mới mẻ đối với nhà trƣờng phổ thông; hơn nữa đây là hoạt động mang đặc trƣng quản lý chất lƣợng; vì vậy cơng tác quản lý hoạt động này vẫn cịn khá lúng túng đối với nhiều CBQL giáo dục cấp sở, phòng cũng nhƣ cấp trƣờng.

Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động KĐCLGD đƣợc triển khai một cách có kết quả, ổn định và bền vững, các cơ quan quyền lực nhà nƣớc, cơ quan quản lý ngành giáo dục đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là những công cụ pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động KĐCLGD ở Việt Nam. Trong đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy trình và chu kỳ KĐCLGD, các bộ tiêu chuẩn đánh giá, KĐCLGD, kèm theo đó là các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn chi tiết để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các văn bản liên quan đến hƣớng dẫn tỉ mỉ quy trình và kỹ thuật triển khai công tác tự đánh giá, cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục cịn khá ít ỏi. Bên cạnh đó, Bộ tiêu chuẩn đánh giá trƣờng trung học do Bộ GD&ĐT ban hành cũng cịn những tiêu chí, chỉ báo chƣa thực sự thuận lợi và linh hoạt khi các trƣờng triển khai tự đánh giá trƣớc khi đăng ký kiểm định chất lƣợng và nhất là trong việc triển khai kế hoạch cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục sau đánh giá ngoài.

Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị quản lý ngành giáo dục chƣa tổ chức thƣờng xuyên và có hiệu quả công tác tập huấn, bồi dƣỡng về công tác đánh

40

giá, KĐCLGD cũng nhƣ công tác quản lý hoạt động KĐCLGD cho các nhà quản lý, nhà giáo và các đối tƣợng có liên quan để lực lƣợng này tiếp cận vấn đề, đi đến thống nhất trong nhận thức các khái niệm, nội dung, quy trình, cơng cụ KĐCLGD, từ đó trở thành đội ngũ chuyên gia có năng lực chuyên mơn về KĐCLGD nói chung.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trƣờng lớp, các phƣơng tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy của nhiều trƣờng chƣa có điều kiện đầu tƣ thỏa đáng. Điều này không chỉ gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục mà cịn gây khó khăn cho cơng tác quản lý hoạt động KĐCLGD của nhà trƣờng. Ngoài ra, việc triển khai thực hiện hoạt động KĐCLGD nhà trƣờng địi hỏi nguồn kinh phí nhất định hỗ trợ cho công tác tự đánh giá cũng nhƣ đánh giá ngoài; tuy vậy, nguồn lực của nhà trƣờng còn quá hạn hẹp, rất cần tới sự đầu tƣ kinh phí thỏa đáng cho hoạt động này ở các cơ sở giáo dục.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Bên trên đề cập đến các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động KĐCLGD trƣờng THPT. Mặt khác cịn có các yếu tố chủ quan cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến quản lý hoạt động này.

Trƣớc tiên, có thể nói đến tình hình nhận thức của số đông CBQL giáo dục các cấp cũng nhƣ đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động KĐCLGD còn chƣa thực sự đầy đủ, sâu sắc. Khá nhiều CBQL, giáo viên và nhân viên các trƣờng THPT chƣa quan tâm đến hoạt động đánh giá, KĐCLGD; chƣa nhận thức một cách rõ ràng, đúng đắn rằng: KĐCLGD giúp nhà trƣờng đánh giá thực trạng, xác nhận mức độ đáp ứng các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định; làm căn cứ để nhà trƣờng giải trình với các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lƣợng đào tạo; giúp nhà trƣờng cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục; giúp phụ huynh và ngƣời học có cơ sở để lựa chọn nhà trƣờng mà mình theo học.

41

Trong thực tế, việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lƣợng bên trong của các trƣờng THPT còn nhiều hạn chế và bất cập; đội ngũ tham gia hoạt động KĐCLGD cịn ít ỏi, thiếu năng lực và kinh nghiệm chun môn về đánh giá, KĐCLGD; đặc biệt chƣa thực sự xây dựng đƣợc văn hóa chất lƣợng của nhà trƣờng để trên cơ sở đó, mọi thành viên đều có ý thức trách nhiệm, chủ động tích cực tham gia vào hoạt động KĐCLGD, tiến hành thu thập, xử lý minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá và triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến nâng cao chất lƣợng các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trƣờng.

Công tác đảm bảo chất lƣợng bên trong của nhà trƣờng còn nhiều hạn chế về các mặt nhƣ: xây dựng và triển khai kế hoạch cải tiến chất lƣợng giáo dục, sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận bên trong nhà trƣờng; sự giám sát và định kỳ rà soát đánh giá các hoạt động dạy học và giáo dục; kế hoạch chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng dạy…

Ngoài ra, các thành viên tham gia hội đồng tự đánh giá và đánh giá ngồi cũng có những ảnh hƣởng đáng kể đối với kết quả KĐCLGHD các trƣờng THPT. Đây là những chuyên gia nắm vững các yêu cầu của các tiêu chuẩn/ tiêu chí để thu thập, xử lý các minh chứng và biết đánh giá đạt hay khơng đạt, từ đó quan tâm đến góp ý và hỗ trợ kế hoạch cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục. Bên cạnh đó cịn địi hỏi các thành viên tham gia hội đồng có ý thức trách nhiệm, tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng khi đƣa ra những nhận định, đánh giá để khẳng định hoặc phủ nhận kết quả KĐCLGD trƣờng THPT đạt hay không đạt.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, luận văn trình bày tổng quan nghiên cứu vấn đề trên cơ sở bao quát, tổng hợp các tài liệu đã đƣợc công bố liên quan đến đề tài. Đặc biệt, chƣơng này tập trung giới thuyết các khái niệm cơ bản liên quan

42

đến vấn đề nghiên cứu; làm sáng tỏ mục đích, ý nghĩa, quy trình, nội dung của KĐCLGD trƣờng THPT; tập trung lập luận về quản lý hoạt động KĐCLGD các trƣờng THPT; ngồi ra cịn làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động KĐCLGD tại các trƣờng THPT.

Qua các nội dung trình bày ở chƣơng này, chúng ta thấy đƣợc vai trò, ý nghĩa quan trọng của KĐCLGD, giúp nhà trƣờng nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu, từ đó có kế hoạch cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng; nhận thức rõ mục đích, nội dung, quy trình KĐCLGD và nội dung cơng tác quản lý hoạt động KĐCLGD tại các trƣờng THPT. Để thực hiện có hiệu quả KĐCLGD tại các trƣờng THPT, các cơ quan, đơn vị quản lý GD&ĐT cấp sở, phòng chức năng và lãnh đạo nhà trƣờng cần quản lý, chỉ đạo và điều hành hiệu quả các khâu lập kế hoạch kiểm định, tổ chức kiểm định, chỉ đạo hoạt động kiểm định, kiểm tra, đánh giá kết quả KĐCLGD các trƣờng THPT và huy động nguồn lực thực hiện.

Các nội dung cơ bản trên đây là cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

43

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)