8. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ Bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ Đông. Trung tâm tỉnh Đắk Nông nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125 km theo đƣờng quốc lộ 14, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Nam. Phía Bắc và Đông Bắc của Đắk Nông giáp với địa phận tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phƣớc, đồng thời phía Tây tỉnh Đắk Nông giáp Vƣơng Quốc Campuchia với đƣờng biên giới dài khoảng 120 km, qua hai cửa khẩu là cửa khẩu Đắk Per thuộc huyện Đắk Mil và Bu Prăng thuộc địa phận huyện Tuy Đức.
Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, với độ cao trung bình từ 600 mét đến 700 mét so với mặt nƣớc biển, cao nhất là ở Tà Đùng với độ cao lên đến 1.982 mét. Nhìn chung, địa hình Đắk Nông chạy dài và thấp dần từ Đông sang Tây. Địa hình đa dạng, phong phú và bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao, với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lƣợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng.
Khí hậu Đắk Nông chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, vì vậy khí hậu mang đặc điểm chung của khí
44
hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhƣng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trƣng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa thƣờng kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 23- 24 0C, cao nhất 35 0C, thấp nhất 14 0C. Điều kiện thời tiết này rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm. Tuy vậy, do sự mất cân đối về lƣợng mƣa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nƣớc, giữ nƣớc và việc bố trí mùa vụ cây trồng.
Đắk Nông có mạng lƣới sông suối, hồ, đập phân bố tƣơng đối hợp lý nên thuận lợi để khai thác nguồn nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện. Đất đai Đắk Nông khá phong phú và đa dạng, đƣợc chia thành 3 nhóm đất chính gồm nhóm đất xám, đất đỏ bazan, còn lại là đất đen bồi tụ. Đất nông nghiệp chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích.
- Về địa giới hành chính và kinh tế
Tỉnh Đắk Nông có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thị xã (thị xã Gia Nghĩa và 7 huyện (huyện Tuy Đức, huyện Krông Nô, huyện Đắk Glong, huyện Đắk Song, huyện Đắk Rlấp, huyện Đắk Mil, huyện Cƣ Jút); trong đó có 5 thị trấn, 05 phƣờng và 61 xã.
Năm 2018, tốc độ tăng trƣởng GDP của Đắk Nông đạt khoảng 14,13%, trong đó khu vực công nghiệp xây dựng tăng 26,09%, nông lâm thủy sản tăng 6,95%, dịch vụ tăng 18,42%. Về cơ cấu kinh tế năm 2018, công nghiệp xây dựng chiếm 23,66%, nông lâm thủy sản 54,21% và dịch vụ 22,13%. GDP theo giá hiện hành đạt 13.048 tỷ, tăng 1.819,5 tỷ so với năm 2017. Nhìn chung, công tác chỉ đạo trong một số lĩnh vực sản xuất đã cơ bản hoàn thành
45
các chỉ tiêu cơ bản đƣợc giao. Trong đó, tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 417,5 ngàn tấn, bằng 99,97% kế hoạch; sản lƣợng cà phê nhân 162.069 tấn. Giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác đạt 42,02 triệu, tăng 2,07 triệu so với năm 2017. Có 78% hộ dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch.
- Về giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Tỉnh Đắk Nông xác định định hƣớng phát triển giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhƣ sau:
+ Tiếp tục đổi mới và phát triển toàn diện, mạnh mẽ giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, xây dựng con ngƣời mới phát triển toàn diện, có năng lực làm chủ cuộc sống, lao động cống hiến cho xã hội. Phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục đào tạo theo hƣớng tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất đi đôi với nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục; thực hiện giáo dục toàn diện; nâng cao chất lƣợng dạy và học.
+ Tăng cƣờng xã hội hóa đầu tƣ vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Trên cơ sở những định hƣớng trên, tỉnh Đắk Nông đề ra các giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhƣ sau:
+ Phát triển quy mô và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục lý tƣởng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, nâng cao hơn nữa năng lực quản lý và năng lực sƣ phạm. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện KĐCLGD, đào tạo ở tất cả các bậc học và công bố, công khai kết quả KĐCLGD, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục đào tạo. Xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội.
46
+ Tiếp tục thực hiện đề án kiên cố hoá các trƣờng học trong toàn tỉnh. Phấn đấu phần lớn số trƣờng THPT có đủ phòng thí nghiệm - thực hành, phòng học bộ môn, phòng thƣ viện; nối mạng internet và quản lý giáo dục bằng mạng; đƣa chƣơng trình tin học vào cấp học THPT và THCS. Tập trung phát triển cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo HS dân tộc thiểu số ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú; đầu tƣ trang bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các trƣờng dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia; xây dựng thêm các trƣờng bán trú cho HS dân tộc thiểu số ở các huyện, nhà công vụ cho giáo viên vùng khó khăn. Xây dựng đội ngũ giáo viên trên chuẩn mỗi năm khoảng 5-7%; phát triển đội ngũ giáo viên giỏi, khuyến khích học lên bậc cao hơn bằng hình thức hỗ trợ kinh phí tuỳ theo bậc học.
+ Nâng cao chất lƣợng đào tạo các trƣờng dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đủ sức thực hiện mục tiêu dạy nghề. Liên kết với một số trƣờng đại học trong nƣớc, mở 1 - 2 phân hiệu đại học tại tỉnh; xây dựng đội ngũ cốt cán, giảng viên, làm cơ sở để về lâu dài tiến tới thành lập trƣờng đại học đa ngành ở Đắk Nông, trƣờng trung cấp văn hoá nghệ thuật. Hoàn thiện đầu tƣ xây dựng Trƣờng Trung cấp nghề Đắk Nông; các trung tâm giới thiệu việc làm và trung tâm dạy nghề ở một số huyện. Khuyến khích thành lập các trung tâm dạy nghề ngoài công lập.
+ Tiếp tục triển khai công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động các nguồn lực trong nhân dân để đầu tƣ phát triển sự nghiệp giáo dục, phấn đấu trong giai đoạn 2011-2015 mỗi huyện, thị có ít nhất 1 trƣờng mầm non, 1 trƣờng tiểu học ngoài công lập; khuyến khích thành lập các cơ sở ngoài công lập bằng hình thức Nhà nƣớc hỗ trợ mặt bằng xây dựng, miễn, giảm tiền thuê đất.
47
cộng đồng, triển khai thực hiện Đề án xây nhà ở cho HS, sinh viên tỉnh Đắk Nông; hoàn thành xây dựng Trƣờng Chính trị tỉnh, Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên tỉnh; Trƣờng Dân tộc nội trú huyện Tuy Đức, Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị huyện Tuy Đức.