Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 50 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Yếu tố khách quan

Hoạt động KĐCLGD là rất cần thiết đối với sự phát triển của nhà trƣờng THPT; thế nhƣng trên thực tế hoạt động này vẫn chƣa tƣơng xứng với vai trò của nó. Điều này một mặt là do các yếu tố khách quan gây ảnh hƣởng đến hoạt động cũng nhƣ công tác quản lý hoạt động KĐCLGD ở trƣờng THPT. Trƣớc tiên, KĐCLGD là hoạt động còn khá mới mẻ đối với nhà trƣờng phổ thông; hơn nữa đây là hoạt động mang đặc trƣng quản lý chất lƣợng; vì vậy công tác quản lý hoạt động này vẫn còn khá lúng túng đối với nhiều CBQL giáo dục cấp sở, phòng cũng nhƣ cấp trƣờng.

Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động KĐCLGD đƣợc triển khai một cách có kết quả, ổn định và bền vững, các cơ quan quyền lực nhà nƣớc, cơ quan quản lý ngành giáo dục đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là những công cụ pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động KĐCLGD ở Việt Nam. Trong đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy trình và chu kỳ KĐCLGD, các bộ tiêu chuẩn đánh giá, KĐCLGD, kèm theo đó là các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn chi tiết để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các văn bản liên quan đến hƣớng dẫn tỉ mỉ quy trình và kỹ thuật triển khai công tác tự đánh giá, cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục còn khá ít ỏi. Bên cạnh đó, Bộ tiêu chuẩn đánh giá trƣờng trung học do Bộ GD&ĐT ban hành cũng còn những tiêu chí, chỉ báo chƣa thực sự thuận lợi và linh hoạt khi các trƣờng triển khai tự đánh giá trƣớc khi đăng ký kiểm định chất lƣợng và nhất là trong việc triển khai kế hoạch cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục sau đánh giá ngoài.

Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị quản lý ngành giáo dục chƣa tổ chức thƣờng xuyên và có hiệu quả công tác tập huấn, bồi dƣỡng về công tác đánh

40

giá, KĐCLGD cũng nhƣ công tác quản lý hoạt động KĐCLGD cho các nhà quản lý, nhà giáo và các đối tƣợng có liên quan để lực lƣợng này tiếp cận vấn đề, đi đến thống nhất trong nhận thức các khái niệm, nội dung, quy trình, công cụ KĐCLGD, từ đó trở thành đội ngũ chuyên gia có năng lực chuyên môn về KĐCLGD nói chung.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trƣờng lớp, các phƣơng tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy của nhiều trƣờng chƣa có điều kiện đầu tƣ thỏa đáng. Điều này không chỉ gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý hoạt động KĐCLGD của nhà trƣờng. Ngoài ra, việc triển khai thực hiện hoạt động KĐCLGD nhà trƣờng đòi hỏi nguồn kinh phí nhất định hỗ trợ cho công tác tự đánh giá cũng nhƣ đánh giá ngoài; tuy vậy, nguồn lực của nhà trƣờng còn quá hạn hẹp, rất cần tới sự đầu tƣ kinh phí thỏa đáng cho hoạt động này ở các cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)