IV. Những điểm mới của đề tài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về kiến thức bản địa trong việc sử dụng tài nguyên rừng
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về kiến thức bản địa do Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam và một số tác giả khác tiến hành, gồm:
18
Hoàng Mạnh Quân (2005) triển khai đề tài: “Tập quán, kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Dakrong, Quảng Trị” đãtập trung nghiên cứu các kiến thức bản địa về canh tác trên đất dốc, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và kinh nghiệm sử dụng cây rừng làm thuốc chữa bệnh của các đồng bào dân tộc [21].
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam- Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái tài nguyên môi trường rừng nghiên cứu về kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên vào năm 1998. Nghiên cứu, đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được Hoàng Xuân Tý và các cộng tác viên thực hiện trong khuôn khổ dự án “Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC) và quỹ FORD (Foundation) tài trợ (1997-1999) [28].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thự (2000) cũng cho thấy: Người dân tộc Cờ Tu ở Nam Đông - Thừa Thiên Huế có cách phân biệt tính chất đất đai thông qua màu sắc đất, độ ẩm đất, thực bì... Trên cơ sở đó để lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp. Khi đối chiếu với phân loại theo khoa học, thì sự khác biệt không đáng kể. Có nghĩa là cách phân loại đất của người Cờ Tu là có cơ sở khoa học. Điều đáng nói ở đây là: Cách phân loại này đã được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng và họ đã sử dụng nó bao đời nay. Không những thế, họ còn biết lựa chọn cơ cấu cây trồng cho từng loại đất khác nhau theo cách phân loại trên [21].
Nghiên cứu kiến thức bản địa trong bảo vệ rừng của người Mông tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình hoàn thành vào tháng 10/2009 [22].
Quản lý rừng truyền thống của người Tày được Poffenberger ghi chép lại hệ thống truyền thống quản lý rừng của người Tày ở Sơn La dựa trên hình thức Xompa có nghĩa là người bảo vệ rừng. Theo Xompa, già bản có quyền lãnh đạo thôn và đưa ra các quyết định về sử dụng đất và sử dụng nguồn rừng; đưa ra quyết định lựa chọn nơi định cư mới; sử dụng bền vững đất, nước và nguồn rừng; xác định và bảo vệ rừng đầu nguồn; vị trí và thời gian luân canh đối với đất nương; trồng và chặt tre và gỗ; bố trí vườn rừng trồng cây ăn quả; phát nương, đốt nương và trồng trọt [14].
Người dân tộc Mông ở Tây Nguyên có các quy định về quản lý đất và quản lý rừng thông qua hơn 5.000 bài hát và các câu chuyện kể. Hoàng Xuân Tý (1998) đã sao chép lại rất nhiều bài hát và câu chuyện truyền miệng mô tả những tập tục của người dân về những vi phạm luật lệ công nhận rừng là tài sản và cũng là quyền lợi chung (do tổ tiên truyền lại); những hình thức khai thác (ví dụ thả cá mẹ để tạo giống và ngăn cấm tuyệt đối dùng chất độc đánh bắt cá); các quy định chăn thả và mức độ xử phạt; gia súc và người bị mắc bệnh [15].
19
Để đối phó với tốc độ tàn phá rừng nổi lên vào những năm 1960, người Nùng ở Cao Bằng đã giao rừng cho thôn quản lý và bảo vệ. Mỗi thôn xây dựng các quy định, luật lệ riêng của thôn mình trong việc chặt cây, thu hái củi, làm giàu rừng, trồng trọt và khoanh nuôi tái sinh. Từ đó, rừng được phủ xanh, các lợi ích thu được từ sử dụng gỗ bền vững được dùng cho xây dựng trường học, trạm y tế và các công trình phúc lợi khác trong thôn (Poffenberger & Smith-Hanssen, 2000) [14].
Các nhóm dân tộc thiểu số Mường và Gia Rai cũng có truyền thống quản lý rừng liên quan đến trời và các thần linh. Rất nhiều người Mường ở Hoà Bình không đồng ý với việc tư nhân hoá rừng vì họ tin rằng rừng thuộc sở hữu của chúa trời và những lợi ích của rừng phải được chia sẻ trong cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay, các hộ dân quản lý những khu rừng gần nhà, còn cộng đồng thì quản lý những khu rừng xa hơn. Mọi người đều nói là cộng đồng quản lý rừng làm giảm tranh chấp xã hội, bảo vệ được nguồn cung cấp nước cho cộng đồng và đảm bảo cung cấp các vật liệu thông dụng (đáng kể là gỗ), trong khi đó rừng do các hộ dân quản lý mang tính tập trung hơn và thể hiện kết quả tốt hơn trong hoạt động tái sinh tự nhiên và trồng trọt (Poffenberger & Smith-Hanssen, 2000). Người dân Gia Rai bảo vệ nghiêm ngặt các khu nghĩa địa và các khu vực đầu nguồn bởi vì họ cho rằng đó là nơi các vị thần linh ngự trị [14].
Nguyễn Đình Khoa và cộng sự nghiên cứu về tập quán của người Vân Kiều các tỉnh dọc dãy núi Trường Sơn, trong đó có tập quán chọn đất để canh tác nương rẫy. Theo kết quả nghiên cứu, nơi canh tác lý tưởng của đồng bào Vân Kiều vẫn là những khu rừng già có độ dốc từ 25 đến 300. Khi đã chọn được nơi vừa ý, họ thường đánh dấu để khẳng định quyền sở hữu. Trước khi phát rẫy họ thường tổ chức các nghi lễ cúng bái xin phép thần rừng (Yang Xự). Công cụ sản xuất vẫn còn tương đối thô sơ, chủ yếu là rìu, rựa. Thời gian canh tác trên mỗi nương rẫy không có kỳ hạn nhất định, tuỳ thuộc vào mức độ màu mỡ của đất đai [28].
Những nghiên cứu trên đã cho ta thấy phần nào những tín ngưỡng khác nhau xung quanh việc quản lý rừng trong các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cái chung của các nhóm đó là các vấn đề bảo tồn rừng phát sinh từ những phát triển của thời đại, như việc tăng áp lực dân số, các chính sách quốc gia trong việc sử dụng đất và giao đất, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tập quán của cộng đồng dân tộc thiểu số trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng
Ở nước ta đã có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu về luật tục, tập quán trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng của các cộng đồng dân tộc thiểu số, khu vực được nghiên cứu nhiều là miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu tập quán khai thác các tài nguyên từ rừng như: Gỗ, củi, dược liệu, săn
20
bắt,… Vai trò của chủ đất, già làng, trưởng bản và mối quan hệ giữa luật tục với luật bảo vệ rừng.
Kết quả nghiên cứu “Vai trò của luật tục và tập quán trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và tài nguyên nước”. Nghiên cứu được tiến hành trên cộng đồng người Dao đỏ và người Thái ở tỉnh Điện Biên cho thấy: Cộng đồng người Dao đỏ và người Thái có niềm tin vào các dòng năng lực siêu nhiên. Người Dao ở Tả Phìn tin vào Bàn Vương/Bàn Hồ; thần đất, thần rừng, thần nước. Người Thái ở Mường Phăng có niềm tin tuyệt đối vào mẹ đất, mẹ nước và mẹ cây. Các khu rừng thiêng, rừng ma, và rừng đầu nguồn được người dân tự giác bảo vệ. Tuy nhiên do quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý làm cho việc thực hiện quyền làm chủ của người dân trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng gặp khó khăn. Người dân chưa xác định được ranh giới các loại rừng, giữa các chủ quản lý trên thực địa nên đã có những hành vi vi phạm qui ước cũng như quy định của pháp luật về bảo vệ rừng. Theo luật lục/tục lệ khi con người có nhu cầu sử dụng cây rừng, sử dụng nguồn nước đều phải xin phép thần linh, đặt lễ và cầu xin hưởng lợi. Việc tuân thủ các luật tục đối với các khu rừng thiêng, rừng già đầu nguồn đã góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự khai thác quá mức và bảo vệ sự đa dạng sinh học của cả khu rừng. Việc hưởng lợi được phân phối công bằng, minh bạch giữa các thành viên xuất phát từ nhu cầu thực tế của họ đã hạn chế sự bòn rút đến cạn kiệt tài nguyên rừng [31].
Người Hà Nhì ở Lào Cai có các luật tục thờ cúng thần rừng, đây là nghi thức biểu thị mối trân trọng đối với rừng. Hằng năm họ chỉ đi săn bắt hái lượm vào một mùa nhất định trong năm như: Săn hươu vào tháng 1,2,3,… thu hái măng đắng vào tháng 2,3,… lấy gỗ vào ngày rằm tháng giêng âm lịch [19]. Người Hà Nhì ở Việt Nam có cơ chế bảo vệ rừng chặt chẽ. Họ vừa sử dụng sức mạnh của sự thiêng hoá các quan niệm ứng xử với rừng, vừa xây dựng các khu rừng cấm, rừng thiêng của cộng đồng. Đồng thời mỗi “Phu” của người Hà Nhì còn có bộ máy quản lý bảo vệ rừng hiệu quả (vài trò của Mí Cù, La Chạ, Già làng, Trưởng bản). Mặt khác, chế tài xử phạt nghiêm khắc cũng có tác dụng răn đe, cưỡng chế mọi thành viên trong cộng đồng tuân theo. Hiện nay, ở một số vùng người Hà Nhì, do cư trú đan xen với các tộc người khác, do mật độ dân số tăng cao và do trình độ nhận thức được nâng lên, sự giải thiêng đã xảy ra, hiện tượng rừng bị tàn phá xuất hiện [29].
Đỗ Đình Sâm và cộng sự đã thực hiện đề tài: “Điều tra nghiên cứu kiến thức bản địa về quản lý phát triển tài nguyên rừng của một số cộng đồng thôn bản miền núi phía Bắc Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đồng bào H’Mông ở Sơn La, đồng bào Dao ở Quảng Ninh, có quy ước chặt chẽ trong việc bảo vệ các khu rừng thiêng, rừng ma và trong vấn đề khai thác tài nguyên rừng. Ý thức của các cộng đồng dân cư ở đây rất cao, vai trò của già làng được tôn trọng, việc thực hiện các quy ước một cách tự nguyện [30].
21
Người Mông ở Hang Kia-Pà Cò tỉnh Hòa Bình có nhiều kinh nghiệm về khai thác và sử dụng các loại lâm sản. Tuy nhiên, một số hoạt động khai thác, sử dụng lâm sản của họ thiếu bền vững. Người Mông chưa chú trọng nhiều lắm tới vấn đề bảo tồn và sử dụng lâu dài. Việc gây trồng và phát triển các loài cây lâm nghiệp chưa thực sự được người dân quan tâm. Kết quả điều tra và phỏng vấn cho thấy, người Mông ở Hang Kia-Pà Cò đã có ý thức về bảo vệ rừng đầu nguồn. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này mới chỉ dừng ở mức sơ khai. Người cao tuổi có nhắc nhở con cháu trong gia đình không chặt cây ở đầu nguồn nước, nhưng đôi khi quy định này được thực hiện chưa nghiêm. Đặc điểm về tín ngưỡng: Mặc dù cũng có quan điểm duy tâm nhưng người Mông ở Hang Kia - Pà Cò không có các quan niệm và quy định về rừng thiêng, rừng ma như người Thái, người Dao, người Hà Nhì và một số dân tộc khác. Người Mông ở Hang Kia - Pà Cò có quy định là bắn ba phát súng khi chôn cất người chết. Phong tục này là một nét văn hóa đặc trưng của người Mông ở vùng này khác với người Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có phong tục khi một người chết đi thì dùng củi để thiêu xác. Với phong tục này thì hàng năm lượng củi bị khai thác dùng cho việc này là khá lớn và ảnh hưởng không nhỏ tới tài nguyên rừng [22].
Cũng về lĩnh vực quản lý cộng đồng về rừng đầu nguồn thì người Thái ở Bản Tạt, xã Chiềng Hạc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức được mô hình rất hiệu quả. Trong bản, vai trò của trưởng bản (Xompa) rất lớn, trưởng bản chịu trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo hoạt động bảo vệ rừng đầu nguồn, phân bổ lượng khai thác gỗ, củi hàng năm cho từng thành viên trong cộng đồng và huy động nhân lực đi chữa cháy khi có hỏa hoạn (Poffenberger, 1998). Người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng cũng có hương ước rất cụ thể về quản lý bảo vệ và sử dụng rừng trên núi đá. Diện tích rừng được chia cho cộng đồng và hộ gia đình để quản lý sử dụng. Bản có quy định rõ ràng về hưởng lợi và xử phạt đối với những người vi phạm [14].
Rừng ở Tây Nguyên không chỉ lớn về diện tích mà còn có giá trị đặc biệt về chất lượng. Năm 1980, tổng diện tích rừng của Tây Nguyên có 3.868.400 ha, chiếm 70,66% tổng diện tích tự nhiên. Nhưng từ năm 1980 đến 1995, trung bình mỗi năm Tây Nguyên "xóa sổ" 120 nghìn ha rừng. Luật tục người Tây Nguyên xử phạt rất nặng đối với ai phạm vào tội phá rừng, ngay cả việc phát rừng làm rẫy. Bà con không bao giờ đụng đến rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh, vì đồng bào quan niệm rừng có thần linh và rừng gắn với văn hóa. Trước hết, rừng là không gian sinh tồn của các dân tộc Tây Nguyên. Không một buôn, làng nào tách biệt khỏi rừng, đất rừng. Rừng không chỉ cung cấp cho cuộc sống hằng ngày mà còn là nền tảng của sản xuất, là văn hóa trong cuộc sống của đồng bào. Trong 1.500 bản quy ước ở thôn, buôn của tỉnh Ðắc Lắc đều đề cập đến rừng, phát triển và bảo vệ rừng. Tỉnh Lâm Ðồng đã có 225 thôn, buôn triển khai quy ước bảo vệ phát triển rừng (BVPTR) với sự tham gia của người dân [45].
Người M’nông, tộc người được coi là cư dân đầu tiên có mặt trên địa bàn Đak Lak cũng có ý thức bảo vệ rừng nghiêm khắc. Từ ngàn xưa, cộng đồng M’nông đã lưu
22
truyền các khoản quy định về tội làm cháy rừng như sau: “Chòi bị cháy chỉ một người buồn, Nhà bị cháy cả buôn phải buồn, Rừng bị cháy mọi người đều buồn…Rừng bị cháy mà không dập tắt, Người đó sẽ không có rừng, Người đó sẽ không có đất, Làm nhà đừng dùng cây nữa, Làm chòi đừng dùng cây nữa., Làm rẫy không phát rừng nữa, Khi thiếu đói đừng đào củ nữa, Bảo nó cất chòi ở trên mặt trăng, Bảo nó cất chòi ở trên ngôi sao,Bảo nó tỉa lúa ở trên tầng mây!”. Ở người Êđê, Giarai bến nước hoặc nguồn nước được coi là hình ảnh tiêu biểu của buôn làng. Việc làm ô nhiễm nguồn nước gây nên hậu quả nghiêm trọng, sẽ bị đưa xét xử và chịu những hình phạt rất nặng. Quan niệm của đồng bào là tại mỗi bến nước chung của làng, đều có một vị thần cư ngụ. Bến nước bị uế tạp làm thần linh nổi giận gây ra dịch bệnh trừng phạt dân làng. Bởi thế hàng năm dân làng phải làm lễ cúng bến nước. Trong buổi lễ đó nghi thức quan trọng nhất là tất cả mọi người trong buôn làng tham gia quét dọn bến nước, làm cho bến nước trở nên sạch sẽ. Họ tin rằng làm như vậy, các vị thần sẽ hài lòng, giúp cho dân làng được khỏe mạnh. Trong luật tục của người M’nông đồng bào lại có những điều khoản liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước ở một khía cạnh khác. Nguồn nước không chỉ liên quan đến cung cấp nước sinh hoạt cho con người mà còn cung cấp cá, tôm, cua, ốc làm thức ăn cho buôn làng: “Bắt con ếch phải chừa con mẹ, Bắt con cá phải chừa con mẹ, Chặt cây tre phải chừa cây con, Đốt tổ ong phải chừa ong chúa”. Việc thuốc cá (dùng các loại vỏ cây, rễ cây có chất làm say cá, giã ra hòa xuống suối, để cá say nổi lên mà bắt), đã hủy hoại môi trường sinh thái của dòng suối, nên bị cộng đồng nghiêm cấm. “Muốn ăn ếch dùng ná mà bắn., Muốn ăn cá dùng rớ mà vớt, Không thuốc bằng kuau rle, Làm chết sạch cả tép cả cua., Buôn, làng có quyền khiếu nại, Ai thuốc cá có tội với làng, Tội thuốc cá không ai đếm nổi” [44].
Điều 80 của luật tục Ê Đê nói rằng: Đàn ông thường đốt lửa bừa bãi, đàn bà