Đặc điểm văn hóa trong vấn đề sử dụng tài nguyên, quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 106 - 107)

IV. Những điểm mới của đề tài

3.4.4. Đặc điểm văn hóa trong vấn đề sử dụng tài nguyên, quản lý bảo vệ rừng

Cộng đồng người Ma Coong sống tương đối hòa đồng với các cộng đồng bên ngoài (người Kinh, người Lào...). Người Ma Coong trước kia lấy vợ, lấy chồng khá sớm khoảng 16 - 17 tuổi, nam nữ thanh niên hầu hết đã lập gia đình. Trai gái được tự do lựa chọn bạn đời của mình. Người Ma Coong có tục lệ “chọc sàn”, người con trai khi muốn tìm hiểu người con gái nào đó thì tối đến sẽ đến chọc sàn nhà con gái đó để làm ám hiệu để cô gái đó ra, nếu cô gái đã đồng ý thì dắt tay nhau đi bên suối (pợ chộ đợ) để tâm sự. Trước khi đi người con trai mang theo trên mình một cái chăn và hẹn bạn tình của mình cùng ngủ với nhau ở bên bờ suối cho đến tận gần sáng mới về. Sau khi tìm hiểu một thời gian họ tiến tới hôn nhân. Gia đình nhà trai chọn ngày lành tháng tốt đến dạm ngõ nhà con gái, hai gia đình thống nhất ngày dạm ngõ. Sau lễ dạm ngõ, người con trai sang nhà ở rể nhà cô gái 3 năm để làm việc cho nhà con gái, của cải làm được đều cho nhà gái, hết thời hạn ở rể, đến ngày cưới nhà trai tổ chức làm cỗ bàn cho cả nhà trai và nhà gái. Lễ cưới mà người con trai bắt buộc phải có để đưa sang nhà gái bao gồm; tiền (pờ rạ), nhà gái đưa ra số tiền nhiều hay ít tùy vào từng gia đình dao động từ 2 - 5 triệu đồng; số tiền này người cậu cô dâu lấy hết, bò (a rủa), lợn (a lịc),

(a ruỗi), rượu cần (blỏng cần) và một số vật dụng khác.

Người Ma Coong có phong tục ma chay rườm rà. Theo truyền thống thì đám tang người Ma Coong kéo dài trong vòng ít nhất 3 ngày (hoặc có thể lâu hơn tùy theo số lượng con cái của người chết) rồi mới đem người chết đi chôn. Khi đi chôn họ không đem người chết đi bằng cửa chính mà đem qua cửa sổ. Ngày nay, phong tục này cũng đã thay đổi, người chết được để trong nhà không quá ba ngày. Người Ma Coong chôn người chết tập trung trong rừng ma của bản.

Người Ma Coong không theo một tôn giáo chính thống nào. Cũng như nhiều dân tộc thiểu số láng giềng, họ mang nặng yếu tố tín ngưỡng đa thần mà đến nay vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống. Vì vậy, họ cũng có một quan niệm dân gian về vũ trụ của riêng mình. Người ta tin rằng có một cuộc sống khác sau khi chết, người ta cũng tin vào thầy cúng, thầy mo. Tất cả các sự kiện lớn như: dựng nhà, đám cưới, đám ma, cúng giải hạn, người ốm đều có sự xuất hiện của thầy cúng trong các buổi lễ.

Những đặc điểm văn hóa nêu trên được hình thành từ thực tiễn sản xuất và đời sống hàng ngày của địa phương. Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành trong truyền thống văn hóa lâu đời. Các chính sách phát triển kinh tế xã hội, các dự án đầu tư, các chương trình tuyên truyền vận động người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng đều cần phải được lựa chọn, xây dựng cho phù hợp với phong tục tập quán của người dân.

Mặc dù cộng đồng người dân Ma Coong không sống khép kín như các cộng đồng dân tộc khác song vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín rất quan trọng

98

trong việc phổ biến, triển khai các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, trong đó có tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng; tâm linh luôn nhắc nhở mọi người làm việc thiện, trong đó có việc hướng tới các hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)