Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 36 - 37)

IV. Những điểm mới của đề tài

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập dữ liệu thứ cấp:

- Kế thừa những tài liệu sẵn có: Dựa trên các báo cáo của UBND huyện, các xã và các tài liệu chuyên ngành có liên quan để thu thập những thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

- Làm việc với các bên liên quan: Hạt Kiểm lâm, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Dân tộc, phòng Nông nghiệp huyện, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng nhằm thu thập các thông tin cần thiết khác

- Thu thập thông tin từ tạp chí, sách báo, mạng internet. * Thu thập dữ liệu sơ cấp:

- Phương pháp điền dã dân tộc học: Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để cùng sống với các cộng đồng trong một thời gian. Tiến hành quan sát, phỏng vấn những người cao tuổi, những người già làng, trưởng bản trong cộng đồng nắm giữ nhiều kinh nghiệm, ghi chép những gì đang diễn ra trong đời sống của họ; chụp ảnh, ghi hình, ghi âm các sự vật và hiện tượng đang tồn tại trong đời sống của họ để thu thập những thông tin liên quan; mô tả các đối tượng tài nguyên thu thập được.

28

- Sử dụng phương pháp RRA (Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn) và PRA (Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng):

+ Phỏng vấn các cán bộ chủ chốt, các già làng, trưởng bản, các nhóm hộ/cá nhân theo từng chuyên đề và mục tiêu đề ra.

+ Tổ chức họp nhóm/thôn bản tìm hiểu, đánh giá và thu thập thông tin về những vấn đề liên quan: Tổ chức họp thôn bản với sự tham gia của cán bộ các tổ chức đoàn thể và người dân; Chia thành các nhóm để họ thảo luận và trình bày từng chuyên đề theo các nội dung đã chuẩn bị sẵn để thu thập thêm thông tin và khẳng định lại những thông tin đã thu thập được trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)