IV. Những điểm mới của đề tài
3.2.4. Mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng
Rừng và đất rừng hiện tại vẫn đóng một vai trò thiết yếu trong đời sống của người dân miền núi, là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc thiểu số, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, nó đã cung cấp thức ăn thông qua các sản phẩm động thực vật như thú rừng, cá suối, mật ong, rau quả, măng rừng, hoa chuối rừng...; cung cấp các nguyên vật liệu cho sản xuất như gỗ, lá nón, lá cọ, mây, tre, nứa...; cung cấp nguồn thuốc chữa bệnh và bổ dưỡng sức khoẻ; nhiều sản phẩm rừng như mây, tre, lá nón, thú rừng, mật ong, tôm, cua, cá các loại,...là nguồn thu nhập tiền mặt quan trọng cho người dân đặc biệt là các hộ nghèo. Tuy vậy, hiện tại do rừng tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều diện tích được quy hoạch trồng rừng, việc săn bắt động vật hoang dã quá mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống nói chung và đời sống của cộng đồng người Ma Coong nói riêng. Thực tế cho thấy sử dụng tài nguyên rừng sao cho có hiệu quả theo hướng bền vững lại là bài toán cần lời giải từ nhiều phía. Rừng và cuộc sống của người dân sống gần rừng có mối quan hệ tương tác với nhau. Rừng được xem như là vốn sinh kế của cộng đồng cũng như người dân địa phương, nó cung cấp các lâm sản và dịch vụ phục vụ cho đời sống của họ, người dân khai thác và sử dụng các lâm sản phẩm đã gây ra những tác động xấu đến sự phát triển của rừng. Việc khai thác vượt quá khả năng hồi phục của rừng dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân. Để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm cải thiện công tác quản lý rừng và tiến đến mục tiêu quản lý rừng bền vững, cần phải nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc giữa sinh kế người dân địa phương với tài nguyên rừng.
Qua điều tra cho thấy, khai thác lâm sản để phục vụ cuộc sống là hoạt động sinh kế rất phổ biến của những cộng đồng sống gần rừng của người Ma Coong. Trên địa
52
bàn nghiên cứu hiện nay thì có khoảng 99% gia đình có khai thác các sản phẩm tự nhiên từ rừng. Các loại lâm sản được khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, củi, mật ong, mây, đót, lá nón, củi, rau rừng, động vật rừng,... Trong đó gỗ và động vật rừng được xem là những sản phẩm phi pháp. Mây, lá nón, đót, lá cọ, mật ong, nấm, cá, ốc, rau rừng... là những lâm sản được khai thác phổ biến có vai trò rất quan trọng đối với đời sống người dân nơi đây.
Cộng đồng người Ma Coong hiện nay, về cơ bản đã có những bước thay đổi đáng kể, từng bước thoát khỏi cuộc sống săn bắt và hái lượm, đã có ý thức giành lại đất để trồng rừng sản xuất nhằm đảm bảo mưu sinh cuộc sống lâu dài của họ. Tuy nhiên, với nền kinh tế tự cấp, tự túc là chủ yếu nên canh tác nương rẫy và khai thác nguồn lợi tự nhiên từ rừng vẫn là thu nhập chính, cho nên hoạt động săn bắt hái lượm vẫn còn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Các sản phẩm được người dân thu hái bao gồm các loại rau, củ làm thức ăn; củi đun và một số loại cây, củ làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây, người dân địa phương đổ xô đi khai thác rễ cây Mật nhân, Sa nhân, Bách bộ, Hoàng đằng, Tràm/Chổi (để cất tinh dầu),... để bán cho các thương lái với số lượng rất lớn. Việc người dân chạy theo lợi nhuận, khai thác quá mức và phát đốt thực bì để trồng rừng kinh tế làm cho nguồn tài nguyên này gần như cạn kiệt. Hiện nay, để thu hái được các sản phẩm này người dân phải đi xa trong rừng sâu, số lượng thu gom được cũng ngày càng ít đi. Để từng bước xã hội hóa nghề rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và ngăn chặn nạn phá rừng, chính quyền địa phương đã từng bước rà soát, bóc tách, chuyển giao lại đất cho cộng đồng người dân ở các bản làng để sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài. Ngoài ra, các dự án đầu tư cây giống trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và giao rừng cộng đồng cho người dân nơi đây như Dự án Phân cấp giảm nghèo, Dự án Bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng... giúp cho họ cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, đời sống của người dân nơi đây vẫn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất thấp và đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo còn quá cao.