Giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 111 - 112)

IV. Những điểm mới của đề tài

3.5.2. Giải pháp về xã hội

- Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái và xã hội của rừng, động viên khích lệ người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn triệt để việc khai thác rừng trái phép, tranh thủ người có uy tín trên từng bản để tuyên truyền vận động có hiệu quả.

- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp bản. Quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với hoạt động khoán quản lý, bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ, đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Khuyến khích và phát huy cơ chế quản lý tại bản, xây dựng hương ước thôn bản và lưu giữ thành văn bản.

- Kết hợp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng người Ma Coong về vai trò của họ đối với việc sử dụng các kiến thức khai thác, sử sụng hợp lý và quản lý bền vững tài nguyên rừng để chính người dân địa phương nhận ra và trân trọng chính những giá trị văn hóa đang tồn tại của họ.

103

- Xây dựng hệ thống tổ chức và quản lý lâm nghiệp ở cấp xã nhằm tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của Nhà nước, tổ chức này cần có sự tham gia của lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp và các đại diện của bản.

- Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở cấp xã. Các tổ chức xã hội của xã bao gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,...có vai trò lớn trong việc vận động người dân thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Thành lập tổ quản lý rừng ở các bản và cần có quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của tổ quản lý rừng. Như vậy mới có thể phát huy hết vai trò của tổ chức này. - Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Đồn biên phòng đóng trên địa bàn với chính quyền địa phương để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung như vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 111 - 112)