Kiến thức về sử dụng cây thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 85 - 91)

IV. Những điểm mới của đề tài

3.3.4. Kiến thức về sử dụng cây thuốc

Tập quán khai thác nguồn thuốc của các dân tộc thiểu số thường ít chú trọng đến tạo nguồn, do đó sự khai thác một cách ồ ạt và không thể kiểm soát được bởi các thành phần kinh tế khác nhau, để phục vụ nhu cầu dược liệu cho y học cổ truyền, công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Kết quả, nhiều loại dược liệu ngày càng trở nên khan hiếm, thậm chí không thể khai thác được nữa. Có những cây thuốc chỉ lấy lá, hoa, quả hay cành để sử dụng làm thuốc nhưng họ bứng cả rễ về nên không còn có khả năng tái sinh. Đến nay, rất nhiều loại cây làm thuốc không còn nữa, họ lại đi tìm ở những vùng khác xa xôi hơn, có khi trong tỉnh hay ngoài tỉnh. Tuy tiềm năng cây cỏ làm thuốc còn nhiều, nhưng nguồn tri thức sử dụng nó đã bị mai một rất nhiều. Như vậy, từ cây thuốc đã biến thành cây hoang dại, không rõ công dụng. Qua điều tra cho thấy, do các ông lang, bà mế và những người biết sử dụng nó đã qua đời, mà kinh nghiệm của họ không có người thừa kế và chưa được ai điều tra, nghiên cứu.

Việc sử dụng thuốc nam chữa bệnh là một trong vốn tri thức vô cùng quý báu của người dân, cần phải được tiếp quản, duy trì và phát triển nó. Qua điều tra, phỏng vấn một số người có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc từ rừng của cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu thì kinh nghiệm lấy cây thuốc và sử dụng cây thuốc đều được truyền

77

đạt lại từ bố mẹ, con đi theo để nhận biết cây là rất quan trọng. Ngoài ra, người Ma Coong còn sử dụng hình thức “thổi bùa” để chữa bệnh. Thổi bùa có thể chữa lành vết rắn cắn, các vết thương do ngã cây, gãy tay, gãy chân, đau răng…Sự thật, bí quyết thổi bùa chỉ có chính người hành nghề mới biết. Ngay cả con cháu cũng không thể biết được bí quyết này, chính vì vậy khi các nhà nghiên cứu không phải là người địa phương, không tạo được sự tin cậy nên không thể khai thác được bí quyết này. Sau đây là một số bài thuốc điều trị bằng cây thuốc nam của bà con người Ma Coong qua nguồn cung cấp là ông Đinh Toản ở bản Cà Roòng 2, bà Y Đặt ở bản Nồng Mới, ông Đinh Cu, Đinh Mỳ ở bản Nịu như sau:

+ Thuốc chữa bệnh chảy máu dạ con ở phụ nữ hoặc phụ nữ mới sinh con:Cây Ráo ráo (aloang nưng), cây này thuộc loại dây leo, đem thân và rễ về rửa sạch, rang vàng hạ thổ hoặc phơi héo đun nước uống. Uống khoảng 15 ngày, ngày 2 lần sau bữa cơm bệnh tình sẽ giảm và khỏi, da hồng hào, bụng không bị đau, tiêu độc, khử trùng.

+ Thuốc chữa bệnh tử cung, đau dạ dày, đại tràng:Dùng vỏ cây Sắt (aloang xìu ray) thái mỏng cân khoảng 3g; Củ gọt (Mù mây) cân khoảng 3g. Hai loại này rửa sạch rang vàng hạ thổ sắc nước uống. Mỗi ấm uống khoảng 2 -3 lần nước. Uống liên tục khoảng 5 ấm. Trong thời gian uống không phải ăn kiêng.

+ Thuốc chữa bệnh phong khớp:Dùng rễ cây Hồng anh, thân cây Cột sống, rễ cây Khớp, 3 loại này rửa sạch cắt khúc hoặc thái lát mỏng, phơi ráo hoặc sao vàng hạ thổ, trộn lẫn và đun nước uống như uống nước chè. Mỗi ấm uống 2 -3 nước, uống sau bữa ăn. Người mới bị bệnh uống khoảng 5-7 ấm, trong quá trình uống thuốc không phải ăn kiêng. Bài thuốc này chữa trị các bệnh khớp, vôi hay gai hóa cột sống, đau dây thần kinh tay hoặc chân, mỏi gối của người già.

+ Thuốc chữa nấm phụ khoa của phụ nữ:Củ Sắt, củ Gọt (Mù mây), cây Nưng, cây Khúc khắc (thổ phục linh). 4 loại này rửa sạch, thái ra thành miếng, trộn đều đun nước uống giống uống nước chè bình thường. Uống vào sẽ giúp phụ nữ nhanh chóng hết nấm và đau ở phần phụ khoa.

+ Thuốc chống sản hậu cho phụ nữ sau sinh:Dùng cây Gối chim, cây Từ bi, cây Đinh lăng; 3 loại cây này rửa sạch và đun nước uống. Sau khi phụ nữ sinh xong có thể uống luôn 1 bát còn hơi ấm. 3 loại cây này còn dùng để xông cho phụ nữ sau sinh. Mỗi ngày xông 1 -2 lần, xông khoảng 1 tuần, sau mỗi lần xông có thể uống thêm 1 bát nước thuốc, cứ thế sau khoảng 3 ngày phụ nữ đã đứng dậy ra sông giặt giũ.

Ngoài ra, phụ nữ ở đây thường dùng cây thuốc khác để cho phụ nữ sau sinh đó là: Lá Bibi, lá Sả, cây Xương cá; tất cả đem đun nước xông sau khi đẻ cũng làm cho

78

tay chân cứng cáp không bị nổi gân bàn tay, chân. Đối với phụ nữ sinh con so (sinh lần đầu) xông liên tục 7 ngày, sinh con thứ 2 trở đi xông 3 ngày liên tục. Bài thuốc này giúp cho gân cốt rắn chắc, không ớn lạnh khi thời tiết lạnh, thuốc còn giúp cho khí hư được ra hết, không bị đau bụng, đau lưng.Ngoài ra, trong dân gian bà con còn dùng cây từ Bibi chữa vết thương cổ tử cung phụ nữ. Đặc biệt với người sinh con phải khâu phần phụ thì có thể dùng lá cây Bibi hơ lên lửa cho héo sau đó đắp vào chỗ vết khâu. Lá cây Bibi còn dùng để tắm cho trẻ mới sinh rất lành và khỏi bị u nhọt, sảy, mày đay...

- Một số kinh nghiệm lấy thuốc của cộng đồng người Ma Coong

Qua điều tra cho thấy loài cây thuốc mọc chủ yếu là trên đồi và ven khe suối, trong rừng sâu cũng có nhưng ít hơn, trọng lượng cây thuốc người dân khai thác trung bình mỗi lần khoảng từ 1,5 kg trở xuống là nhiều nhất, loài càng hiếm, đi khai thác xa thì được ít hơn. Do việc khai thác, hái lượm chủ yếu là đối tượng phụ nữ và trẻ em nên thường thu hái gần nơi cư trú, xung quanh khu vực nương rẫy hoặc ven khe suối. Đồng bào thường dùng tay, dùng dao rựa, cuốc xẻng... để thu hái. Sau khi thu hái thuốc về họ thường sơ chế bằng cách phơi khô để dự trữ thuốc quanh năm.

Qua trao đổi với người già trực tiếp đi lấy thuốc cho biết: lấy thuốc tốt nhất vào buổi sáng, giờ Mão, giờ Thìn tức khoảng 7 - 10 giờ sáng hoặc buổi chiều từ khoảng 2 - 4 giờ. Cố gắng chọn các hướng núi hoặc đồi đối diện với mặt trời nghĩa là hướng dương để hái thuốc. Những điều nêu trên có cơ sở khoa học là dựa vào sự tích luỹ các chất trong cơ thể thực vật cao vào buổi sáng, ở sườn dương và tránh quá trình hô hấp mạnh khi cường độ ánh sáng giảm mạnh vào buổi chiều.

- Công dụng của cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng người Ma Coong

Kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốc của cộng đồng người Ma Coong là rất đa dạng và phong phú được thể hiện ở bảng 3.9.

Qua kết quả nghiên cứu tại bảng 3.9. cho thấy các loại bệnh có nhiều bài thuốc thường là các bệnh thông thường như bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, bệnh ngoài da... Đặc biệt là các bệnh của phụ nữ cũng chiếm số lượng lớn. Ngoài ra, một số bệnh mãn tính, nguy hiểm hay thường gặp ở vùng núi (như khớp, gan, tiểu đường, xơ vữa động mạch, xoang, uốn ván, sốt rét, rắn cắn...) đều có những bài thuốc đặc trị. Với hơn 35 bài thuốc có khả năng điều trị 20 nhóm bệnh khác nhau cho thấy tri thức của người Ma Coong trong sử dụng cây thuốc chữa bệnh trong cộng đồng là rất phong phú và đa dạng. Đây là một trong những tài nguyên phi vật thể cần được quan tâm bảo tồn.

79

Bảng 3.9. Số lượng bài thuốc theo công dụng chữa bệnh của đồng bào Ma Coong

TT Nhóm bệnh Bài thuốc được sử dụng

1 Bệnh đường ruột 4

2 Bệnh khớp 4

3 Mụt nhọt, lở loét, ghẻ 2

4 Bệnh ho, đau đầu, sổ mũi 4

5 Bệnh phụ nữ, sản khoa 4 6 Bệnh uốn ván 1 7 Bệnh phụ nữ (bệnh máu trắng) 1 8 Bệnh sâu răng 1 9 Bỏng 2 10 Sốt rét 1 11 Bệnh gan 2

12 Chảy máu, cầm máu 2

13 Bị rắn cắn 1 14 Thần kinh, mất ngủ 1 15 Bệnh trĩ 1 16 Động kinh trẻ em 1 17 Bệnh xoang 1 18 Xơ vữa động mạch 1 19 Tiểu đường 1 20 Bệnh khó ngủ, thần kinh 1 Tổng cộng: 36 bài thuốc

80

- Những ảnh hưởng của văn hóa, tín ngưỡng đến việc khai thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng người Ma Coong

Trước đây, khi trong nhà có người ốm, trước tiên họ mời một thầy cúng trong bản đến làm lễ cúng, họ đặt lễ gồm một con gà, rượu, xôi sau đó đốt nhang hoặc một mẫu trầm hương tỏa khói um tùm, để khấn vái cầu cho lành bệnh, vì theo quan điểm của họ chuyện đau ốm chủ yếu là do ma quỷ bắt. Khi trong nhà có người bị bệnh, họ treo bùa trước nhà để đuổi ma bệnh. Ngoài việc cúng bái, người Ma Coong còn có phương pháp chữa bệnh bằng cách thổi, người thầy thuốc thổi trực tiếp vào chỗ bị đau và những điểm huyệt trên cơ thể của người bệnh. Trước đây, họ rất tin lời của thầy cúng, thầy mo nên việc chữa trị bệnh bị hạn chế bởi các tín ngưỡng văn hóa này.

Ngày nay, do trình độ dân trí có phát triển khá, giao thông đi lại thuận tiện hơn trước, trạm y tế có bác sỹ, y tá nên nhận thức của họ trong việc ốm đau bệnh tật có sự thay đổi rõ nét như ngoài sử dụng thuốc lá bằng cây rừng thì họ có dùng thuốc Tây để chữa bệnh, khi ốm họ đến trạm y tế xã để khám và chữa bệnh, sự tin vào ma quỷ nay đã giảm. Trong trường hợp bị bệnh nặng y tế tuyến xã không điều trị được thì vấn đề chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên điều trị vẫn là một vấn đề rất khó khăn vì người dân không chịu đi, lúc đó họ lại quay về nhà tiếp tục mời thầy mo về tiếp tục khấn vái theo phong tục tập quán, đồng thời họ vẫn sử dụng các loại thuốc bằng cây rừng để chữa bệnh. Có trường hợp được lành bệnh nhưng có trường hợp bị chết, vì vậy họ vẫn tin vào cúng bái, mê tín đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ.

Ngoài viêc chữa bệnh bằng cây rừng, người Ma Coong có bài thuốc phòng tránh thai rất hiệu quả cho đến nay nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu. Khi yêu đương, chỉ cần để một mẩu lá của loài cây này trong túi áo của người nam hoặc phụ nữ thì việc quan hệ tình dục không dẫn đến có thai. Bài thuốc này chỉ có mẹ truyền lại cho con gái ngoài ra không truyền lại cho bất cứ ai, và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến tận ngày hôm nay.

- Ý thức của người thu hái về mối đe dọa suy giảm tài nguyên và sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển

Cộng đồng người Ma Coong ngày nay, vẫn xem tài nguyên rừng như một kho nguyên liệu sẵn sàng cung cấp mọi thứ cho cuộc sống của họ, nên ý thức bảo tồn và sự phục hồi tài nguyên rừng vẫn chưa được chú ý, họ chạy theo thu nhập mà bất chấp tất cả, việc khai thác không chỉ để sử dụng mà chủ yếu bán cho các thương lái một số loài như hoằng đằng, cỏ máu, mật nhân...nên nguồn dược liệu bị cạn kiệt, một số loài nguy cơ bị tuyệt chủng, nó sẽ có tác động xấu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Nhận thức được vấn đề này nên một số hộ đồng bào đã đem cây thuốc quý về trồng tại vườn nhà tuy nhiên với số lượng rất ít, trồng không phù hợp với điều kiện tự nhiên. Vì

81

vậy, Nhà nước cần quan tâm có các chính sách, dự án, chương trình để vận động, tuyên truyền cấp kinh phí để đồng bào có ý thức hơn trong khai thác các loài cây thuốc, bảo vệ và lưu giữ các loài cây thuốc quý cho đời sau.

Qua kết quả nghiên cứu tại bảng 3.10 cho thấy, phần lớn cộng đồng người dân nơi đây có biết về cây thuốc thì chỉ muốn truyền đạt lại cây thuốc cho con cháu trong nội thân của mình, thường họ truyền lại cho con dâu hoặc con đẻ chứ không truyền lại cho đối tượng khác, vì theo quan niệm của họ nếu làm như vậy sẽ bị Giàng trừng phạt, và thuốc cũng sẽ kém hiệu nghiệm, đây cũng là một nhược điểm lớn dẫn đến các bài thuốc quý bị đi vào quên lãng, thế hệ sau không biết sử dụng. Bên cạnh một số bài thuốc bằng cây rừng và động vật rừng, họ còn có những câu thần chú và những bài thuốc thổi vết thương rất kỳ bí mà do bản thân họ học từ những thầy mo, thầy lang thế hệ trước, bản thân họ phải khổ công luyện tập mới có được.

Bảng 3.10. Ý thức của người dân trong khai thác sử dụng cây thuốc

Thứ tự Ý thức bảo tồn trong khai thác sử dụng Tỷ lệ % số hộ 1 Thu hái theo nhu cầu sử dụng của gia đình và

nhu cầu thị trường 85

2 Thu hái hạn chế, sử dụng tiết kiệm 7 3 Thu hái đồng thời tạo điều kiện phục hồi 5 4 Gây trồng tại vườn nhà để sử dụng lâu dài 3

(Nguồn: Theo số liệu điều tra thực tế tại địa bàn nghiên cứu năm 2014)

Hiện nay trên địa bàn nghiên cứu có 1 trạm y tế thường xuyên khám chữa bệnh tuyến dưới cho đồng bào, vì vậy xu thế sử dụng thuốc Tây ngày càng tăng, xu thế sử dụng các bài thuốc gia truyền, bản địa có xu hướng giảm. Việc thu hái các loài cây thuốc chủ yếu theo nhu cầu của thị trường để bán lấy tiền, một số ít còn lại phục vụ nhu cầu chữa bệnh trên địa bàn. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho nguồn thuốc tự nhiên trên địa bàn ngày càng suy kiệt nghiêm trọng, nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời thì thế hệ sau sẽ không còn được sử dụng các loài thuốc quý giá này.

- Cách chế biến cây thuốc:

Qua quá trình điều tra phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy dụng cụ chế biến thuốc của các thầy lang ở địa phương còn rất đơn giản, thường chỉ dùng dao thái thuốc, sau đó đem băm rồi phơi khô hoặc sao tẩm. Cách bảo quản ở đây còn sơ sài như vậy

82

nên tỷ lệ cây thuốc bị mốc hỏng là khá cao. Theo các thầy lang thì hầu hết các loài cây thuốc dù là lá, thân, rễ sau khi thu hái thường được băm nhỏ, rồi tuỳ các loại bệnh khác nhau mà có những cách sao tẩm khác nhau.

+ Trường hợp sử dụng sản phẩm mới hái về còn tươi, phương pháp chủ yếu là nấu chung với nước để uống, xông hoặc vò nát các loại lá rồi hòa với nước lạnh, nước sôi để uống. Trước khi nấu uống người dân rửa qua nước cho sạch đất (nếu bộ phận sử dụng là rễ). Những trường hợp như các bệnh ngoài da, bệnh đau nhức xương... thường giã nát lá, thân, hạt... để đắp bôi, có thể kết hợp với nấu nước uống.

+ Trường hợp cần dự trữ thuốc để dùng lâu dài, người dân chủ yếu sơ chế bằng phương pháp phơi khô, sau đó cho vào bao ni lông hoặc đặt trên sàn bếp để cất trữ. Thời gian cất trữ thường đến mùa thu hái sau. Thuốc để dành phơi khô thường là những loại thuốc sử dụng để nấu nước uống. Trước khi nấu uống thường họ đem sao vàng hạ thổ rồi cho vào nồi nấu uống.

+ Đối với thuốc được làm từ động vật hoặc nấm, họ rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, sau đó tiếp tục rửa sạch bằng rượu rồi bỏ vào ngâm sau một thời gian dài ít nhất là 3 tháng mới đem sử dụng.

Dù sử dụng sản phẩm khô hay sản phẩm tươi, hầu hết người dân chưa chú ý nhiều đến tỷ lệ khối lượng thành phần mỗi loài trong các phương thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)