Quan niệm và tín ngưỡng khi chọn đất cư trú và sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 65 - 73)

IV. Những điểm mới của đề tài

3.3.1. Quan niệm và tín ngưỡng khi chọn đất cư trú và sản xuất

3.3.1.1. Chọn đất làm nương rẫy

Người Ma Coong đã tạo lập được hệ sinh thái nhân văn của mình khá hoàn hảo. Hệ canh tác nương rẫy đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của họ. Với tất cả các loại nương rẫy, người Ma Coong thực hiện một loạt các biện pháp kỹ thuật truyền thống liên hoàn: chọn đất, phá rừng, đốt, dọn, xới đất, trồng trỉa, chăm sóc và thu hoạch. Người Ma Coong chỉ luân canh cây trồng trong vòng 3-4 năm, hệ canh tác nương rẫy của đồng bào nơi đây thể hiện nhiều mặt tích cực trong quản lý và bảo vệ môi trường.

Cộng đồng người Ma Coong nhận thức được nhiều loại đất khác nhau dựa vào thực vật chỉ thị, màu sắc, độ ẩm của đất…Theo thông tin thu thập từ người dân thông qua việc phỏng vấn tại 3 bản: Nịu, Cà Roòng 1 và bản Cà Roòng 2: kinh nghiệm truyền thống của đồng bào nơi đây trong quá trình chọn địa điểm làm nương rẫy là chọn các khu vực rừng tốt, cây to, cỏ mọc dày, đất không quá dốc. Phần lớn người dân chọn theo tiêu chí, phía trên khoảng đất được chọn làm nương rẫy có rừng cây, tốt nhất là rừng cây to, phía trên dốc đứng để mưa chảy trôi đất ở trên xuống nương rẫy, giúp nương rẫy thêm màu mỡ; tránh những khoảng đất trống có nhiều cây chó đẻ, cỏ tranh vì đây là khoảng đất xấu. Một số hộ dân khác cho biết, kinh nghiệm chọn đất làm nương rẫy phụ thuộc vào đất, nếu đất có nhiều cát sỏi thì không chọn chỉ chọn loại đất sẫm màu, đất thịt, không chọn vùng núi đá vì dễ thiếu nước vào mùa khô hạn. Người chọn địa điểm làm nương thường là đàn ông. Như vậy, tiêu chí chung để chọn đất làm nương rẫy là: mặt đất tương đối bằng phẳng, có nhiều cây, đặc biệt là cây to, đất sẫm màu, ít cát sỏi và tránh được vùng núi đá, đất phải đủ độ ẩm. Những kinh nghiệm về chọn đất canh tác và sự phân bố cây trồng của đồng bào nơi đây có từ xa xưa và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ: Những nơi đất tốt: ưu tiên trồng các cây lương thực, thực phẩm chính (Lúa, Ngô, Đậu, Bầu bí, Khoai...); còn các loại cây ngoài Lúa chỉ có tính chất trồng xen. Đất không tốt, không xấu: trồng Sắn, Thuốc lá, Đậu…

Qua bảng 3.4 cho thấy, kinh nghiệm chọn đất làm nương rẫy của cộng đồng người Ma Coong xuất phát từ kinh nghiệm về khả năng cho năng suất và sản lượng cây trồng nhiều hơn, tuy vậy nó cũng có cơ sở khoa học là loài đất sẫm màu thường có lượng mùn nhiều và tơi xốp hơn vì vậy đã tạo ra được nhiều lương thực, đời sống của

57

người dân được đảm bảo hơn; đất đỏ bazan thường phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng. Chính do tập quán của đồng bào khi canh tác hầu như không bón phân nên việc chọn đất có độ phì nhiêu lớn là hết sức quan trọng và cần thiết. Người Ma Coong còn có tập quán không canh tác ở những vùng đất cấm như rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng ma.

Bảng 3.4. Kinh nghiệm chọn đất làm nương rẫy của người Ma Coong

Cơ sở lựa chọn Kinh nghiệm theo thứ tự ưu tiên

Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3

Tình trạng thực vật Thực vật rừng xanh

tốt, có cây to

Thực bì có nhiều cây tiên phong mọc

Thực bì Sim,Mua, Chó đẻ, Lau lách...

Địa hình Đất bằng ven suối

khe gần bản

Đất bằng ở các thung lũng gần bản

Đất ở các đồi thấp gần bản

Màu sắc tầng mặt Màu đen sẫm Đỏ bazan Màu bạc

Đặc điểm cơ giới Tơi xốp Sét Lẫn nhiều đá

Tầng thảm mục Thảm mục dày Trung bình Mỏng

(Nguồn: Theo điều tra thực tế tại 3 bản trên địa bàn NC năm 2014)

Theo kinh nghiệm của người Ma Coong thì họ thường chọn những nơi mà cây rừng hoặc cây bụi thảm tươi có tái sinh đã lên tốt để phát và đốt nhằm tạo ra nguồn phân bón tại chỗ cung cấp cho cây trồng mà không cần phải bón phân hóa học hoặc phân chuồng. Khi chọn đất lập rẫy mới, tâm lý của đồng bào thường chọn nơi có địa hình ít dốc, nơi đất tơi xốp, ít đá, thực bì dày và tốt. Khi tìm được mảnh đất vừa ý, họ chặt một cây rừng cắm rào quanh, làm dấu hiệu cho người đến sau biết là đất đã có chủ, họ chọn những vùng đất có cây bụi hoặc cây rừng đã lên xanh tốt đem phát để trồng lúa, đậu và hoa màu là do khi đốt tạo ra một lượng tro làm cây trồng sinh trưởng tốt mà không cần phải bón phân hóa học.

Việc phát nương rẫy của đồng bào Ma Coong bao giờ trên đỉnh đồi núi cũng chừa lại một khoảng rừng lớn nó được linh thiêng hóa là nơi thần Giàng về ngự nhưng thực tế vai trò các khoảnh rừng này có tác dụng chống xói mòn đất do nước chảy từ trên cao xuống đối với nương rẫy được canh tác ở khu vực thấp phía dưới trong trường hợp mưa lũ; ngoài ra khoảnh rừng còn có tác dụng giữ ẩm, chắn gió, lưu giữ các loài thiên địch bảo vệ cây trồng. Như vậy, đây thực chất là những kiến thức bản địa trong canh tác nương rẫy dung hòa với tự nhiên đã được linh thiêng hóa để lưu truyền về sau.

Các hoạt động của quá trình phát nương làm rẫy của cộng đồng người Ma Coong được thể hiện qua sơ đồ sau:

58

Hình 3.5. Sơ đồ quá trình phát nương làm rẫy của người Ma Coong

Qua sơ đồ trên ta dễ dàng thấy được hệ thống canh tác nương rẫy theo hình thức luân canh, luân khoảnh theo chu kỳ khép kín là phổ biến nhất, loại hình canh tác này ban đầu trồng một vụ (qua tất cả các khâu: chọn rẫy, phát đốt, dọn nương, gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch), sau có thể sử dụng tiếp hai, ba vụ, rồi bỏ hóa và tìm rẫy khác để canh tác. Quá trình bỏ hóa nếu chu kỳ ngắn là từ 3 đến 5 năm, chu kỳ dài có thể lên đến 9, 10 năm mới canh tác lại. Trong luân canh có khoảng thời gian đất nghỉ gọi là hưu canh, đó là thời gian bỏ hóa không trồng trọt để đất rẫy phục hồi lại độ màu và thảm thực vật trên đó. Kỹ thuật luân canh và hưu canh tồn tại trên nền tảng của một hệ sinh thái tự túc, tức là trong quá trình trồng trọt con người không lấy đi và không bổ sung (chất mùn, phân bón, ...) cái gì vào trong đất, mà để cho chúng tự túc, tự sản, tự tiêu, tự tái sinh. Do vậy, một mảnh nương rẫy trồng lúa và hoa màu sau một hay hai vụ, muốn để chúng tự sản, tự tiêu, tự tái sinh thì phải để mảnh đất đó nghỉ canh tác trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên trước sức ép của sự bùng nổ dân số, đất đai bạc màu môi trường tàn phá, thì nhu cầu đảm bảo nguồn lương thực để sống khiến cho gia đình và cộng đồng phải cần có nhiều mảnh đất rẫy để thực hiện chế độ luân canh hoặc rút ngắn thời gian luân canh để có đất trồng trọt. Thông thường do địa hình vùng núi hiểm trở đi lại khó khăn, bán kính hoạt động giữa vùng rẫy sản xuất và bản cư trú thường cách xa nhau cho nên các gia đình trong bản thường làm lán ở rẫy để chăm sóc lúa, hết đợt gieo trồng hay chăm sóc, thu hoạch thì trở về làng tập trung vào việc trồng lúa nước là nguồn thu lương thực chính của họ. Càng ngày những vạt rừng già xanh thẫm càng thưa dần, đất đai trồng rẫy bị xói mòn không đủ thời gian hồi phục độ màu mỡ khiến cho cộng đồng làng đi tìm rẫy mới ở nơi xa hơn và như vậy khoảng cách nơi cư trú và nơi canh tác cứ nới rộng dần.

Chọn nương (1) Đánh dấu (2) Phát nương (3) Đốt, dọn nương (4) Bỏ hoá (9) Gieo trồng tiếp vụ 2,3 (8) Thu hoạch (7) Chăm sóc (6) Gieo hạt (5) Chọn nương mới (1’)

59

Hình 3.6. Nương rẫy của cộng đồng Ma Coong

Việc trồng trọt của người Ma Coong cho đến nay chủ yếu vẫn canh tác nương rẫy với các sản phẩm là Lúa nếp, Ngô, Sắn... Lúa nếp là lương thực quan trọng nhất đối với họ, vì thế, từ khi phát rẫy, trỉa hạt giống cho đến đưa thóc về nhà, người Ma Coong duy trì một số nghi lễ để đảm bảo cho việc sản xuất và thu hoạch của họ thành công. Đáng chú ý là các nghi lễ sau:

- Lễ Thôi: Để bắt đầu một mùa rẫy, việc quan trọng đầu tiên là đồng bào tìm đất, phát nương. Theo người Ma Coong, phát nương và đốt rẫy là việc làm cần phải xin phép Giàng. Lễ “thôi” được diễn ra ngay sau khi đêm lễ hội đập trống kết thúc. Vào sáng 17 tháng Giêng, chủ đất, các già làng và dân bản tiến hành nghi thức lễ Thôi. Nội dung chính của lễ gồm hai phần: 1) mời Giàng về với thiên nhiên khi hết lễ hội và xin phép Giàng đưa các vật thiêng liên quan đến lễ hội về cất giữ; 2) báo cáo và xin phép Giàng cho dân bản được vào rừng phát nương, bắt đầu một mùa rẫy mới - còn gọi là lễ “phát nương”.

- Lễ Lấp lỗ (Cà tập hốt): Diễn ra vào tháng Tư (âm lịch) sau khi mọi nhà đã đốt và dọn dẹp nương rẫy. Chủ đất và một số già làng đến một nương bất kỳ để làm lễ với vật tế gồm gà, xôi nếp nương, rượu cần... Lời khấn của chủ đất có đoạn: Ơ Giàng/Cu cu nhể ca cơ ruông hay/Pi a nhể ca chu nây/Giàng ết a chu/Chè pờ loong cờ rưng kè râu.../Giàng nhìng chuôi nâng/Xơ ôn nơ trăn troong thăm lay/Xơ ôn châm ít óc so... (tạm dịch: Ơ Giàng/Lạy Giàng khắp xứ ta/Mời Giàng về đây/Nhận lấy những lễ vật/Mong Giàng phù hộ/Không cho con động vật phá hoại mùa màng/Không cho con chim lấy đi hạt giống/Không cho mưa to làm trôi hạt giống/Cho mưa cho nắng theo ý muôn dân...”. Có thể nói, thông qua lời khấn, cũng phần nào hiểu được ý nghĩa của nghi lễ này.Sau khi làm lễ xong, đồng bào bắt đầu gieo hạt.

60

- Lễ Cúng cơm mới (Toong so ta may): Trước khi thu hoạch, khoảng tháng Tám (âm lịch), một phần lúa mới lấy về được làm cốm, phần khác được nấu thành xôi để làm lễ vật cúng Giàng hoặc ma nhà trong lễ cúng cơm mới. Cũng là lễ cơm mới, nhưng có sự khác biệt giữa gia đình chủ đất với những gia đình khác trong bản, thể hiện ở đối tượng được dâng cúng: các thần Giàng (nhà chủ đất) và ma nhà - ma mót (các nhà khác). Nội dung của lễ là mời Giàng, ma mót ăn cơm mới, cầu mong phù hộ cho năm sau được mùa. Theo ông chủ đất và các già làng, sản phẩm vụ mùa trong năm là của

Giàng nên phải dâng lên cho Giàng trước, sau đó mọi người mới được thụ hưởng.

3.3.1.2. Kinh nghiệm khi chọn đất làm bản mới

Trước đây, cộng đồng người Ma Coong có tập quán lập làng bản và tìm đất canh tác dọc theo các con suối, hai bên bờ khe và triền núi thấp, cuộc sống của họ chủ yếu nhờ vào rừng, họ sống quần thể theo làng bản để chống lại thiên tai và thú dữ. Làng bản của cộng đồng người Ma Coong trước đây thường có 5 - 10 hộ chủ yếu là người bà con có họ hàng với nhau. Ngày nay do sự phát triển nên làng bản của người Ma Coong có đông hơn, trung bình mỗi bản có từ 25 - 35 hộ. Do trình độ sản xuất yếu kém và tập tục lạc hậu nên trước đây đồng bào thường sống du canh, du cư phần lớn bà con phải ăn ngủ trong các hang đá trong rừng núi sâu thẳm; cái nghèo đói, bệnh tật đã cướp đi sinh mạng nhiều người Ma Coong. Dân số của bộ tộc này vì thế giảm dần qua bao mùa rẫy. Năm 1954, cùng với lời kêu gọi của cán bộ dưới xuôi lên, già làng Đinh Phết và người cháu Đinh Keo (sau này là già làng), trèo đèo vượt suối vào tận rừng sâu đón bà con về. Trong năm đầu mới về, thiếu thốn, khó khăn đủ bề, cả bản làng đói quay, đói quắt trong mùa giáp hạt. Sau một thời gian cần mẫn, bà con đã chinh phục được vùng đất mà Giàng đã lựa chọn, bản làng có lúa, có ngô để cúng

Giàng. Từ năm 1955, trong một Nghị quyết của Đảng bộ huyện Bố Trạch về hướng dẫn, sắp xếp lại nơi ăn chốn ở, cách thức sản xuất, chăn nuôi của đồng bào người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, họ đã làm quen dần với việc định canh. Bên cạnh đó, đồng bào còn biết trồng thêm các cây hoa màu, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm như lợn gà...Nhờ vậy, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể.

Khi dựng bản mới, đồng bào thường chú trọng tới các tiêu chuẩn: Bản phải gần đường giao thông; gần nguồn nước, không được lập làng bản ở nơi quá xa khu vực sản xuất; phải có nơi cao ráo, không có độ dốc quá lớn, không bị nước cuốn trôi vào mùa mưa lũ, hướng nhà thường xoay về hướng của dòng nước, con suối...Tránh xa những vùng đất mà bản cũ trước đây vì họ nghi ngờ là đã chôn cất người chết vì họ rất sợ ma, những nơi có địa hình khá bằng và có nhiều cây rừng tốt thì họ càng thích. Hiện nay do điều kiện kinh tế và dân trí phát triển nên người dân Ma Coong thường sống ở những vùng gần trục đường chính và được Nhà nước đầu tư hệ thống hạ tầng. Trên địa bàn nghiên cứu hiện nay các bản chủ yếu phân bố dọc theo trên đường 20 Quyết thắng

61

đó là các bản: Ban, Khe Rung, Bản 51, bản Chăm Pu và bản 61. Bên cạnh đó, một số bản ở xa trung tâm, đường đi lại hết sức khó khăn như bản Troi, A Ky.

3.3.1.3. Kinh nghiệm khi chọn đất làm nghĩa địa

Theo kết quả điều tra khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, đất làm nghĩa địa của người Ma Coong thường ở những nơi cách xa bản khoảng 1-1,5 km, có những bản gần hơn, thường những nơi đất cao để tránh lũ, nơi có nhiều cây rừng cao, to càng tốt. Trong việc chọn khu đất làm nghĩa địa họ không quan niệm về hướng mà họ chỉ chọn những vùng cây tốt nhưng thuận tiện cho việc đưa đám ma khi có người bị chết. Việc chọn đất làm nghĩa địa do chủ đất hoặc già làng, người có uy tín trong bản quyết định, mặt khác nghĩa địa thường là những vùng đất đã được chôn cất của các thế hệ đi trước, khu rừng nghĩa địa thường gỗ mọc rất tốt bởi vì cộng đồng người dân ở đây rất sợ ma nên không ai dám đến đây chặt phá cây cối.

Người dân nơi đây quan niệm rằng, chết không phải là hết mà đó thuận theo quy luật của tự nhiên, con người cũng như cái cây, con thú trên rừng vậy, có sinh ra lớn lên và sẽ chết đi. Sống được rừng che chở, được rừng cho cái ăn, cái mặc, có ngôi nhà để ở, con suối để uống...nên khi chết phải trở lại với rừng, tiếp tục sống gắn bó với rừng ở một thế giới khác. Khi chết (cu chịt), người Ma Coong thường chôn người thân dưới những gốc cây to như tượng trưng cho những lời khẩn cầu, mong thần rừng che chở cho linh hồn của người đã khuất được siêu thoát và họ luôn xem chốn ấy như cõi thiêng bất khả xâm phạm. Quan niệm vùng nghĩa địa mà người dân nơi đây thường gọi là rừng ma đối với người chết cũng giống như căn nhà sàn của người sống, họ cũng mong được bình yên trong căn nhà của mình. Vì vậy, theo luật tục của người Ma Coong thì không nên khuấy động, phá rối cõi thiêng mà phải biết trân trọng, gìn giữ, nếu ai vi phạm, nặng thì bị thần ma bắt tội chết còn nhẹ thì bị quở trách cho đến khi điên dại hoặc què tay, què chân.

Luật tục chôn cất người đã khuất của người dân nơi đây hết sức đơn giản, họ không lên rừng tìm chặt cây gỗ làm quan tài như các tộc người khác, họ chỉ lấy cây nứa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)