Phân tích, đánh giá đặc điểm tín ngưỡng của cộng đồng người Ma Coong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 102 - 103)

IV. Những điểm mới của đề tài

3.4.2. Phân tích, đánh giá đặc điểm tín ngưỡng của cộng đồng người Ma Coong

Cộng đồng người Ma Coong không theo một một tôn giáo chính thống nào. Họ mang nặng yếu tố tín ngưỡng đa thần mà đến nay vẫn còn sâu đậm trong đời sống. Vì vậy, họ cũng có một quan niệm dân gian về vũ trụ của riêng mình. Các phân tầng sau đây về thế giới siêu nhiên của người Ma Coong sẽ thể hiện rõ điều đó:

- Tầng trên là Ma loong (trời cao), có Giàng pụt lự (to nhất) là Giàng chỉ huy, xung quanh và thấp hơn một chút có thần Ma tôn (sao), thần Ư xây (trăng), thần Mắt ma nang (mặt trời), thần Cờ rưm (sấm sét), thần Ra mưn (mây)...Các thần này luôn ngự trị và chỉ huy các thần ở địa giới.

- Tầng giữa là tầng được tính từ mặt đất đến ngọn núi cao nhất. Tầng này có

Giàng hơm, Giàng xi mơ căn (rất gần gũi, hài hòa với con người), như Giàng munl

(Giàng bóng: ngọn núi, bóng cây cổ thụ...); Giàng ớt tăng cuar (Giàng ở núi cao). Bên cạnh đó, còn có các thần cây, thần núi, muông thú và thế giới âm hồn của những người chết cư trú ở các rừng thiêng (khu rừng ma)...

- Tầng dưới gồm thần Cờ lung đơ (một loài động vật sống dưới nước hay ăn thịt người); thần Ngước ngu tru chi roa (vị thần này giống con cá sấu hoặc rồng nước nhưng rất to và hay ăn thịt người); Giàng ớt tăng pưn cu téc (thần Giàng ở dưới mặt đất); thần Nguông (thần không nhìn thấy, tưởng tượng như sợi tóc dài và theo họ thì nhiều ở sông Tà Lề thuộc đất Lào, nó thường hút máu người làm cho con người da vàng dần dần rồi chết)...

Rõ ràng, cách chia tầng thế giới trong quan niệm của người Ma Coong rất gần gũi với môi trường sống và đời sống thường ngày của họ. Cuộc sống của đồng bào ở giữa đại ngàn Trường Sơn và lệ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên họ đã gửi gắm niềm tin linh thiêng vào các lực lượng siêu nhiên. Niềm tin đó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một phần thể hiện tín ngưỡng nguyên sơ của người Ma Coong, phần khác thể hiện cách ứng xử hài hòa của họ với môi trường thiên nhiên tại nơi họ sinh sống.

Với người Ma Coong, họ không có tục cúng giỗ, cúng rằm hay cúng ngày lễ tết...Chỉ khi có việc như đau ốm, làm nhà, cúng lúa mới, có người chết, có khách quý đến nhà thì chủ nhà thường lấy hũ rượu mới ra...Trong các trường hợp này, họ đều làm lễ báo cáo với Ma mót ở cột thờ ma.

Người Ma Coong cũng có các ông mo làm thầy cúng và vai trò của những người nay khá quan trọng. Mo vừa là thầy cúng vừa là thầy chữa bệnh. Với nhiều người có lẽ cái tên “suối cấm“ của người Ma Coong còn thấy xa lạ. Chuyện kể rằng: Ngày xưa, có ông tên là Ma Năng làm nghề thầy cúng, ông là người có thế lực là cai

94

quản nhiều vùng đất vùng rừng. Ông có cô con gái lớn nhưng rất xấu xí, toàn thân bị hắc lào lở loét nên không thể lấy được chồng. Bây giờ, trong bản cũng có một người rất có thế lực và được nhiều người kính trọng (ông cố của vợ ông Đinh Keo). Ông có một người con trai lớn rất thông minh và tốt bụng nên được ông Ma Năng ngỏ ý gả con gái cho. Mặc dù không tương xứng nhưng chàng trai và bố của chàng trai đều không phản đối. Cảm phục trước tính nhân hậu của ông, nên sau đám cưới ông Ma Năng liền đề nghị chuyển toàn bộ tài sản và đất đai của mình cho bố của chàng trai quản lý, coi đây như của hồi môn và cũng là lễ vật phụ thêm cho con gái. Ông chỉ xin lại một đoạn suối lớn có rất nhiều cá trên khe A Ky để làm tài sản duy nhất sống cuộc đời còn lại. Bố của chàng trai cũng rất cảm động trước nghĩa tình cao đẹp của bố con ông Ma Năng nên cũng chấp thuận và kể từ đó đoạn suối này chỉ thuộc sở hữu riêng của ông Ma Năng. Dân làng không ai dám đánh bắt cá ở đoạn suối đó nên cá ở đây ngày càng nhiều. Sau khi ông mất, bố của chàng trai liền đứng ra lo toan việc tang lễ, ông đề nghị dân làng xuống suối đánh bắt cá để cúng cho ông Ma Năng. Từ đó đoạn suối trở thành khu vực thiêng liêng do ông cố này tiếp quản và chỉ khai thác để cúng cho Giàng tại lễ hội đập trống. Cứ như vậy, đời này qua đời khác, việc tiếp quản được truyền cho người trong dòng họ (hiện tại là ông Đinh Cởi).

Như đã đề cập ở phần trên về lễ hội đập trống, lế tế trâu là hình thức văn hóa tâm linh sâu sắc, là lễ hội đoàn kết cộng đồng, cầu trời cầu đất cho mưa thuận gió hòa, nương rẫy được tươi tốt, dân chúng được ấm no, khỏe mạnh, gia súc không bị dịch bệnh.

Cộng đồng người Ma Coong cũng tin nhiều vào các sức mạnh của ma, quỷ, thần...theo quan điểm vạn vật hữu linh truyền lại từ xa xưa. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, những hiện tượng này đã giảm bớt rất nhiều. Cũng như vậy, việc bùa, yểm, thư...vẫn còn là nỗi lo lắng trong tâm thức dân gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 102 - 103)