Đánh giá chung về công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng ma của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 101 - 102)

IV. Những điểm mới của đề tài

3.4.1. Đánh giá chung về công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng ma của

của cộng đồng người Ma Coong

Cộng đồng người Ma Coong trước đây có lối canh tác du canh. Vì vậy, họ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về canh tác sử dụng đất và rừng. Tuy nhiên, một số hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của họ còn thiếu bền vững. Cộng đồng ở đây chưa chú trọng lắm tới vấn đề bảo tồn và sử dụng tài nguyên lâu dài. Việc trồng rừng và phát triển rừng chưa thực sự được quan tâm.

Người Ma Coong cho rằng, rừng thiêng là nơi để dành cho việc lấy các sản vật làm vật cúng Giàng như đọt cây Đoác, cây Đùng đình, hoa Chuối rừng...cũng như lấy gỗ, Mây, Lồ ô...để dựng rạp, làm trống phục vụ cho các lễ nghi mang tính cộng đồng. Đối với họ, rừng đầu nguồn là những khu rừng già có nhiều cây cổ thụ và nơi đầu nguồn của các con sông con suối có nhiều động thực vật quý hiếm.Trong mỗi bản người Ma Coong đều có rừng ma để chôn người chết, rừng thiêng và rừng sản xuất được người dân trong bản quy định từ trước đến nay, do già làng quản lý. Ranh giới giữa các khu rừng, các bản được tính theo các ngọn núi, rạch khe...Người Ma Coong còn quan niệm rằng, bên cạnh các khu rừng ma, rừng thiêng và rừng đầu nguồn cũng là những nơi có các thần linh hay trú ngụ và ở đó có Giàng quản lý. Theo luật tục của người Ma Coong, những nơi này rất linh thiêng nên luôn được bảo vệ nghiêm ngặt bằng cách cấm chặt phá và săn bắt tùy tiện; nếu ai vi phạm sẽ bị Giàng phạt, làm cho dân bản mất mùa, dịch bệnh. Khi ai đó có những hành vi vi phạm, già làng cùng trưởng các dòng họ trong bản đứng ra tổ chức xử phạt.Tùy mức độ sai phạm, lễ vật gồm lợn, gà, rượu...để dâng lên thần Giàng tạ lỗi, rồi được người dân của cả cộng đồng hưởng lễ sau khi đã cúng xong.

Các khu rừng thiêng, rừng đầu nguồn có vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước và hạn chế lũ lụt; đồng thời chúng là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học các loài động, thực vật trong tự nhiên. Khi các loài động, thực vật ở các khu rừng đó sinh sôi, chúng sẽ tiếp tục phát triển, lan sang các khu rừng khác. Theo già làng ở bản Nịu cho biết, điều này đồng nghĩa với việc thần Giàng ban phát cho dân bản có cái ăn lâu dài. Đối với việc khai thác các sản vật ở những khu rừng thiêng vì mục đích của cộng đồng, già làng và các trưởng bản phải làm lễ động rừng để xin phép Giàng trước khi thực hiện công việc đó.

Rõ ràng, thông qua đấng siêu nhân là Giàng, các quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên đã được linh thiêng hóa, do vậy được cộng đồng thực hiện với tinh thần tự nguyện. Các tập tục, quy định đó tuy không mang tính cưỡng chế, truy cứu trách nhiệm, nhưng chúng vẫn có tính răn đe, ngăn ngừa những hành vi xấu. Điều này góp

93

phần ổn định đời sống lâu dài, bởi trong bối cảnh đời sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng và các yếu tố tự nhiên khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)