IV. Những điểm mới của đề tài
3.3.7. Kiến thức bản địa trong việc đánh bắt cá
Việc khai thác các nguồn lợi thiên nhiên đều có các quy định trong tập quán và kiến thức bản địa của cộng đồng người Ma Coong. Chẳng hạn, khúc sông suối từ ngọn núi này đến ngọn núi kia bị cấm đánh bắt cá trong 5 mùa trăng, đến mùa lễ hội, khi già làng bắt đủ 32 con cá để cúng Giàng trong đêm lễ hội thì dân bản mới được đánh bắt. Tiếp đến lại cấm khúc suối khác để đến mùa lễ hội năm sau...Theo già làng Đinh Xon, cấm như vậy một phần thể hiện lòng tôn kính đối với các thần linh, phần khác để sản vật có thời gian sinh sôi và đủ lớn. Việc đánh bắt cá từ các con sông suối khác cũng có những quy định là không được đơm, vây bắt hay chặn cả dòng, bởi vì với hình thức đánh bắt kiêu này sẽ không còn con cá nào thoát cả, làm cho những người ở khúc suối khác phía sau không còn cái ăn, đồng thời đàn cá cũng không thể sinh sôi được và phát triển được. Qua phỏng vấn ông Đinh Toản ở bản Cà Roòng 2 cho biết, đánh bắt được cá (xịa) hay không là do Giàng quyết định. Theo ông, một mình chặn một phần của dòng suối, nếu Giàng cho mình bao nhiêu thì cá sẽ vào vó của mình, những con cá đi đường khác có nghĩa là Giàng cho nó sống hay để cho người khác.
Người Ma Coong cũng có quy định cấm dùng thuốc độc để đánh bắt cá. Họ biết nhiều loại lá cây, rễ cây dùng làm thuốc để bắt cá bằng cách nghiền nhỏ các lá, rễ cây đó rồi cho xuống suối thì tất cả cá, tôm sẽ cay mắt mà nổi lên khỏi mặt nước. Cách đánh bắt này tuy mang lại hiệu quả cao nhưng có tính hủy diệt rất lớn, nên luật tục ở đây không cho phép sử dụng cách đánh bắt này nhằm đảm bảo cho việc khai thác thủy sản lâu dài.
89
*) Kinh nghiệm bắt cá bằng cây thuốc
Thuốc là một trong những phương pháp đánh bắt cá của người dân nhiều vùng trong cả nước. Song, cách đánh bắt cá bằng cây thuốc của người Ma Coong lại có nhiều điểm rất đặc biệt. Trong tự nhiên, một số cây rừng thường có những hoạt chất có thể gây chết đối với nhiều loài thủy sinh ở một nồng độ nào đó. Hạt Mát (hạt của cây Mát) là một loài thuốc có thể tiêu diệt nhiều loài cá nhưng lại không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài tôm. Đó là kinh nghiệm lâu đời mà người Kinh chúng ta đã biết và vận dụng trong việc đánh bắt cá cũng như tiêu diệt một số loài thủy sinh khác trong các ao hồ để nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường rất cao.
Ximư rungrụt (Cây cổ rùa/cây duốc cá) là một loài dây leo thuộc họ phụ đậu Papilionaceae có tên khoa học là Deris elliptica; Ximư tadườm, một loài cây dây leo thuộc họ phụ trinh nữ Mimosoideae; hay Pa chac (vỏ cây Chẹo)...là những loài cây thuốc đã được người Ma Coong sử dụng để đánh bắt cá từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, theo người dân cho biết không phải mỗi loài cây nói trên đều có thể đánh bắt được tất cả các loài cá ở dưới suối. Để đánh bắt các loài cá sống ở tầng trên như cá Mát, cá Cồ, cá Mương...có thể sử dụng lá của loài Ximư tadườm, Ximư rungrụt, Pa chac, hoặc vỏ cây Nhội là có thể đánh bắt được. Nhưng để đánh bắt các loài cá sống ở tầng dưới như cá Nghét, cá Trê, cá Trịt mũi, cá Leo...thì chỉ có sử dụng rễ và vỏ của loài cây Ximừ tadườm mới có thể đánh bắt được.
Hình 3.14. Kinh nghiệm đánh bắt cá bằng cây thuốc
Như vậy, với kinh nghiệm đó có thể cho phép người Ma Coong quyết định lựa chọn loài cá để khai thác phù hợp với lượng cá hiện có trên suối.
Thông thường, khi thuốc cá, một số loài cá có thể bị chết hoặc bất tỉnh hàng loạt do nồng độ độc tố tăng cao đột ngột của thuốc. Tuy nhiên, chúng cũng có thể sống lại
90
khi nồng độ này được giảm đi nhanh chóng. Nguyên tắc, chỉ sử dụng phương pháp đánh bắt bằng thuốc cá khi mùa hè đến, nghĩa là chỉ khi mà nước ở suối gần như đã cạn, nước chỉ chảy rất ít ở các thác và tạo thành nhiều vũng cạn; phải tháo nước sau khi đã bắt cá xong; không nhổ nước bọt, không nhúng dao, rựa xuống vũng nước đang thuốc.
*) Kinh nghiệm bắt cá của người Ma Coong bằng chi ruốc
Chi ruốc là một trong những dụng cụ đánh bắt cá của nhiều dân tộc thiểu số ở Quảng Bình như người Khùa, người Mày, người Mã Liềng, người Ma Coong...Song việc sử dụng nó như thế nào lại có những điểm khác nhau cơ bản. Về mức độ sử dụng, không sử dụng phổ biến cho nhiều người. Về thời gian, chỉ sử dụng một lần duy nhất trên năm (thường vào khoảng tháng 10 âm lịch). Về không gian chỉ sử dụng ở một vài vị trí nhất định trên suối, nơi có địa hình phù hợp, có trữ lượng cá nhiều. Về sở hữu, sở hữu tập thể. Về đối tượng đánh bắt, chỉ đánh bắt các loài cá lớn. Để làm chi ruốc, người ta chọn những thác nước có địa thế phù hợp, sau đó lấy đá kết thành một đoạn kè cắt xiên theo dòng chảy một góc 300. Kè đá được gia cố bằng các tấm phên đan bằng nứa và các cọc trụ bằng gỗ làm cho dòng nước tập trung thành dòng chảy về một phía rộng khoảng 2m. Tại đây, một giá đỡ bằng các cọc gỗ và một mặt sàn bằng các nhánh cây đùng đình kết lại như một cái phễu lớn để đón cá từ các vực phía trên. Việc tạo phễu bằng cây đùng đình kết thưa có hai tác dụng, một là để loại rác nhỏ không làm tắc phễu gây ứ nước và phá hủy chi ruốc do cây đùng đình có thân rất trơn, lại kết thưa, hai là những con cá con có thể lọt qua.
Hình 3.15. Kinh nghiệm đánh bắt cá của người Ma Coong bằng chi ruốc
Phía cuối được đặt một dụng cụ nhỏ hơn như một cái chai hở được làm từ một cây lồ ô lớn gồm khoảng 4 -5 đốt đập vỡ và đan lại bằng dây mây tạo các khe hở để nước, các loại cá nhỏ và các xác lá cây có thể lọt qua không làm tắc phễu. Như vậy, sau một cơn lũ, nước suối dâng cao, cá từ nơi nay thường di chuyển qua nơi khác làm cho phương thức đánh bắt này vừa đảm bảo khi thác được nhiều cá nhưng không làm
91
tổn hại lớn đến trữ lượng cá ở trên suối bởi mỗi năm người ta chỉ tiến hành một lần. Như vậy, xét về mặt thời gian thì cũng đủ để nhiều loài cá trưởng thành và phát triển. Mặt khác, xét về mặt không gian, chi ruốc chỉ đặt một chỗ cố định hơn nữa không phải nơi nào người ta cũng làm chi ruốc được nên nơi ở và trữ lượng cá không bị đe dọa hoàn toàn. Còn xét về kỹ thuật làm, chi ruốc được làm bằng cây đùng đình kết thưa làm khả năng sống sót của một lượng cá con hoặc trứng cá được đảm bảo.
*) Hiện trạng tài nguyên cá trong khu vực
Khu vực nghiên cứu mặc dù ít đa dạng về thành phần loài nhưng lại có nhiều loài đặc hữu hẹp. Kết quả phỏng vấn người dân địa phương cho thấy mức độ đa dạng về thành phần loài cá ở đây cũng rất ít nhưng số lượng cá thể của một số loài chủ yếu thì vẫn còn tương đối lớn so với nhiều nơi khác trong khu vực. Theo người dân địa phương thì có khoảng 10 loài cá trong khu vực; trong đó đa số loài được người dân mô tả tương đối rõ về đặc tính sinh thái cũng như tình trạng bảo tồn.
Bảng 3.14. Hiện trạng tài nguyên cá suối của cộng đồng người Ma Coong
TT Tên phổ thông Tên địa phương Trữ lượng Mùa sinh sản Tốc độ sinh trưởng Dụng cụ khai thác chủ yếu Thời điểm khai thác
1 Cá răn (Xịa)A rín rất nhiều Tháng 4 nhanh Trúm Quanh năm
2 Cá mát Ra mach nhiều Tháng 2,3 nhanh Lưới, câu Mùa khô
3 Cá chát Lơ ngơ nhiều rằm th. 3 nhanh Mùa hè
4 Cá đo Chơng rờng nhiều Tháng 11 nhanh Câu, lưới Quanh năm
5 Cá trê Chi canh nhiều Tháng 3 nhanh Câu, bắt tay Quanh năm
6 Cá lóc khe Cò lúa ít Tháng 3-5 chậm Câu, bắt tay Quanh năm
7 Cá nghét Chi lăng ít Tháng 4 chậm Câu Đêm tối trời
8 Cá mát cồ Buốch ít Tháng 5 Tr. bình Lưới, câu Mùa khô
9 Cá cộ Ruồnh ít Tháng 8 chậm Lưới, câu Quanh năm
10 Cá chình Chình rất ít - chậm Câu Mùa khô
(Nguồn: Theo số liệu điều tra thực tế tại địa bàn nghiên cứu năm 2014)
Trong bối cảnh hiện nay, các luật tục liên quan đến đánh bắt cá của người Ma Coong vẫn có giá trị và tiếp tục được duy trì. Có thể nói những quy định được tâm linh hóa luôn được cộng đồng tự giác thực hiện, tức thần Giàng và chủ đất vẫn còn có vị trí và ảnh hưởng lớn tới đời sống của người Ma Coong.
92
3.4. Phân tích đánh giá chung về kiến thức bản địa của cộng đồng người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình