Giải pháp ổn định và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 110 - 111)

IV. Những điểm mới của đề tài

3.5.1. Giải pháp ổn định và phát triển kinh tế

Đời sống của cộng đồng người Ma Coong tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình hiện tại vẫn gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã thoát khỏi cuộc sống săn bắt và hái lượm. Tuy nhiên, với nền kinh tế tự cấp, tự túc là chủ yếu nên canh tác nương rẫy và khai thác nguồn lợi tự nhiên từ rừng vẫn là nguồn thu nhập chính. Để từng bước nâng cao đời sống và hạn chế tác động xấu đến tài nguyên rừng, chúng ta cần có giải pháp kịp thời và hữu hiệu để ổn định và phát triển kinh tế cho người dân. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn nghiên cứu còn trên 91%, mặc dù trong thời gian qua đã có sự hỗ trợ về chính sách như giống cây trồng vật nuôi, tiền hộ nghèo, gạo cứu đói...Tuy nhiên, cuộc sống của cộng đồng người dân nơi đây vẫn nghèo, còn có phần ỷ lại vào nhà nước, chưa chịu khó vươn lên làm ăn để thoát nghèo bền vững. Trên cơ sở phát huy những kinh nghiệm của người dân trong quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, có thể thực hiện một số giải pháp ổn định và phát triển kinh tế, cụ thể:

- Hỗ trợ vốn để phát triển các cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến việc chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp.

- Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn từ đó có thể giảm áp lực vào rừng. Phát triển một số ngành nghề có tiềm năng ở địa phương như: gây trồng và chế biến dược liệu,...

102

- Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hệ thống đường giao thông đến các bản trong xã. Giao thông là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao trình độ dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hoá, nhờ đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, việc phát triển hệ thống đường giao thông đến các bản góp phần thu hút các thương nhân cũng như làm tăng giá trị hàng hoá của các sản phẩm mà người dân làm ra.

- Cần có biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển tốt khu rừng đầu nguồn nhằm đảm bảo nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất cho người dân. Trước hết cần có quy định và bảo vệ một cách nghiêm ngặt các khu rừng đầu nguồn cùng với việc bổ sung một số loài cây bản địa.

- Xây dựng các mô hình và tiến hành mở các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức khoa học và áp dụng các kiến thức khoa học mới vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng trên một đơn vị diện tích, đưa một số giống mới vào sản xuất, áp dụng các kiến thức bản địa có lợi vào sản xuất của đồng bào một cách hiệu quả, lồng ghép các kiến thức kinh nghiệm sẵn có của họ với những tiến bộ khoa học mới. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp như lúa, hoa màu, chăn nuôi là biện pháp hữu hiệu cho việc giảm áp lực lên rừng tự nhiên.

- Quy hoạch một số khu vực chăn nuôi theo hình thức chăn thả cho đồng bào, hạn chế dần tập quán thả rong trâu bò trong rừng sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất như bùng phát về dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi thấp, phá hại cây trồng...

- Khôi phục và phát triển nghề thủ công tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân từ các sản phẩm văn hóa truyền thống của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 110 - 111)