Giải pháp giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn kiến thức bản địa có lợi trong kha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 113 - 129)

IV. Những điểm mới của đề tài

3.5.4. Giải pháp giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn kiến thức bản địa có lợi trong kha

thác sử dụng tài nguyên rừng

Người Ma Coong từ xưa đến nay sống khá biệt lập ở giữa núi rừng đại ngàn Trường Sơn nên đã tạo ra một thiết chế xã hội với những quan hệ luôn mang tính cộng đồng. Có tập quán sản xuất còn lạc hậu, cổ điển, sản xuất với năng suất và chất lượng còn thấp. Để có thể phát triển sản xuất, tạo việc làm và từng bước nâng cao thu nhập, việc thực hiện các giải pháp về quản lý và sự hỗ trợ từ phía chính quyền các cấp là rất cần thiết. Giải pháp về quản lý cụ thể là: Cấp quyền sử dụng đất đảm bảo đủ đất sản xuất cho người dân, hỗ trợ nông nghiệp và công tác khuyến nông để chuyển giao tiến

105

bộ khoa học kỹ thuật đến tận người dân; lồng ghép hoạt động khuyến nông với hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng như hội nông dân, cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn thanh niên; đào tạo cán bộ khuyến nông là người địa phương; sản xuất các tài liệu khuyến nông bằng tiếng của người bản địa; lồng ghép hoạt động khuyến nông với hoạt động của các dự án phát triển ở địa phương. Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, tập huấn kiến thức về thị trường cho người dân và đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm để tạo thị trường ổn định. Qua nghiên cứu cho thấy cần bảo tồn và duy trì phát triển một số kiến thức bản địa sau:

- Bảo tồn ngôi nhà sàn của cộng đồng người Ma Coong, xem đây là một nét đẹp văn hóa của đồng bào Ma Coong, giữ gìn và bảo quản tốt các nhà sàn hiện có trên địa bàn nhằm hạn chế việc khai thác rừng để làm nhà. Ghi chép lại cách thức dựng nhà cũng như các vật liệu, loài gỗ để làm nhà và các vật dụng khác bằng gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Qua các chương trình, dự án hỗ trợ làm nhà cho đồng bào cần chuyển dịch dần sang sử dụng nhà ít sử dụng gỗ hơn để từng bước giảm áp lực của người dân lên rừng.

- Phổ biến kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong cộng đồng để họ được biết, cần hỗ trợ vốn cho một số người có hiểu biết về cây thuốc để họ mang những loài cây này về trồng ở vườn nhà, từ đó họ dễ dàng truyền kinh nghiệm này lại cho thế hệ sau, vừa duy trì được loài cây này, vì các cây thuốc trên địa bàn có xu hướng bị khai thác kiệt quệ dẫn đến tuyệt chủng.

- Tuyên truyền sự hiểu biết và tiến tới nghiêm cấm việc săn bắt động vật hoang dã, xử phạt nghiêm những người buôn bán động vật hoang dã, tuyên truyền không ăn thịt và ngâm rượu các loài động vật hoang dã. Ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi đánh bắt thủy sản bằng xung điện, ném mìn mang tính hủy diệt đang có xu hướng phát triển trên địa bàn nghiên cứu.

- Nghiêm cấm việc đánh bắt chim, buôn bán chim cảnh trái phép trên địa bàn, hiện nay đã xuất hiện nhiều biện pháp đánh bắt chim trong rừng tự nhiên rất tinh vi mang tính hủy diệt, đặc biệt là một số loài chim bản địa như Khướu, Chào mào, chim Cu..., loài bẫy mới được nhập từ Trung Quốc có phát ra tiếng kêu như loài chim thu hút loài chim đến sập bẫy.

- Tăng cường giáo dục trong cộng đồng về các giá trị văn hóa đã được tôn trọng trước đây như việc đánh dấu quyền sở hữu đối với các sản phẩn trong rừng.

- Đề nghị các tổ chức nghiên cứu cần tiếp tục điều tra, đánh giá, nghiên cứu thừa kế, phát huy những kiến thức bản địa có giá trị trong khai thác sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng người Ma Coong để có các biện pháp gìn giữ, bảo tồn và phát triển trong thời gian tới.

- Kịp thời động viên, khen thưởng, công nhận các danh hiệu thầy thuốc dân gian, thầy thuốc cộng đồng đối với những người có nhiều công lao trong việc chữa

106

bệnh tại địa phương. Mặc dù đây chỉ là hình thức nhưng là việc làm cần thiết nhằm ghi nhận họ để họ tiếp tục nghiên cứu và cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Tổ chức đầu tư vốn để xây dựng các vườn dược liệu tại các trạm y tế của địa phương nhằm bảo tồn nguồn gen và sử dụng thuận lợi hơn; xây dựng các vườn dược liệu và rau rừng tại gia đình để người dân sử dụng.

- Nghiên cứu sâu hơn về sự phụ thuộc cũng như tác động của tộc người Ma Coong vào tài nguyên rừng, từ đó làm cơ sở ban hành các chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách đất sản xuất phải đảm bảo để người dân ổn định cuộc sống, từng bước hạn chế sự phụ thuộc vào rừng của người dân.

- Với cộng đồng người Ma Coong, “rừng ma” là lãnh địa của thế giới thần linh và người chết đã siêu thoát, nó sẽ bảo vệ cho cuộc sống bình yên của dân làng nên không bị người sống vào quậy phá như chặt cây, đào bới hay đụng chạm đến. Chính vì vậy, ở bản những đứa trẻ khi biết nhận thức đã được bố mẹ, ông bà truyền dạy, giáo dục kỹ những luật tục của dân tộc về trách nhiệm, bổn phận phải bảo vệ “rừng ma” đã có, ai đụng vào sẽ bị phạt rất nặng. Đối với họ, việc bảo vệ “rừng ma” không những chỉ là bảo vệ thế giới tâm linh của dân làng mà còn là gìn giữ những gì thuộc về nét đẹp trong phong tục tập quán của mình. Nhờ vậy mà mặc dù những khu rừng khác bị xâm hại nhưng “rừng ma” vẫn được bão tồn mãi mãi. Đây cũng là một tập quán có giá trị trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước cho bản làng.

- Để thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển rừng, sử dụng rừng có hiệu quả, chính quyền các cấp cần chỉ đạo bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan thì cần có hương ước của bản, đây chính là cơ sở cho người dân của bản thực hiện đúng theo quy định, ai làm sai trái sẽ bị già làng phạt rất nặng, đặc biệt là trong việc sắt bắt thú rừng, bẫy chim, đánh bắt cá và khai thác gỗ trái phép...

107

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

1. Cộng đồng người Ma Coong dùng chung tiếng nói với dân tộc Bru Vân Kiều (thuộc ngữ hệ Môn - Khơme), là một bộ phận cư dân bản địa sống lâu đời ở vùng trung Đông Dương, trong quá trình phát triển thì cộng đồng này đã tách ra các nhóm nhỏ khác nhau như: Ma Coong, Vân Kiều, Khùa, Trì.Trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ma Coong, lễ hội Đập trống và lễ Tế trâu là hai sinh hoạt văn hóa cộng đồng được cho là đặc trưng, tiêu biểu của người Ma Coong vì chúng tập trung trí và lực của cả cộng đồng cũng như hội tụ nhiều giá trị văn hóa thể hiện cốt cách của người Ma Coong.Đây là những nét đặc trưng nổi trội, làm nên bản sắc, bản lĩnh của người Ma Coong. Đặc biệt, ở đó còn thể hiện rõ vai trò không chỉ của mọi người dân mà còn duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Ma Coong.

2. Sinh kế của cộng đồng người Ma Coong chủ yếu dựa vào hoạt động săn bắt hái lượm, khai thác gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ, làm nương rẫy và làm lúa nước, lúa nương là chính. Phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là phát, đốt, chọc lỗ gieo hạt giống, làm cỏ, tuốt lúa bằng tay. Nền kinh tế tự cung tự cấp gồm cây lương thực chính là ngô và lúa nương. Hiện nay việc trồng trọt trên nương rẫy là hoạt động kinh tế đem lại nguồn thu nhập chính cho họ nhưng với quy mô nhỏ.

Hiện tại do rừng tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều diện tích được quy hoạch trồng rừng, việc săn bắt động vật hoang dã quá mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống nói chung và đời sống của cộng đồng người Ma Coong nói riêng. Trên địa bàn nghiên cứu hiện nay thì có khoảng 99% gia đình có khai thác các sản phẩm tự nhiên từ rừng. Các loại lâm sản được khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, củi, mật ong, mây, đót, lá nón, củi, rau rừng, động vật rừng,... Trong đó gỗ và động vật rừng được xem là những sản phẩm phi pháp. Mây, lá nón, đót, lá cọ, mật ong, nấm, cá, ốc, rau rừng... là những lâm sản được khai thác phổ biến có vai trò rất quan trọng đối với đời sống người dân nơi đây.

Tuy nhiên, với nền kinh tế tự cấp, tự túc là chủ yếu nên canh tác nương rẫy và khai thác nguồn lợi tự nhiên từ rừng vẫn là thu nhập chính, cho nên hoạt động săn bắt hái lượm vẫn còn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Các sản phẩm được người dân thu hái bao gồm các loại rau, củ làm thức ăn; củi đun và một số loại cây, củ làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây, người dân địa phương đổ xô đi khai thác rễ cây Mật nhân, Sa nhân, Bách bộ, Hoàng đằng, Tràm/Chổi (để cất tinh dầu), Rốt rốt... để bán cho các thương lái với số lượng rất lớn. Trước đây nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn còn dồi dào nên ý thức bảo tồn và phục hồi tài nguyên rừng của người dân chưa được họ chú ý, việc sử dụng tài nguyên rừng

108

còn lãng phí, đặc biệt là củi đun. Điều này tạo ra những thói quen và tập quán khai thác và sử dụng tài nguyên rừng chưa hợp lý tồn tại đến ngày nay.

Gần đây việc khai thác tài nguyên rừng ngoài nhu cầu sử dụng của gia đình còn bị chi phối lớn bởi nhu cầu thị trường. Những loại lâm sản (gỗ, LSNG) và ĐVR có giá trị kinh tế được người dân khai thác nhiều hơn để bán ra thị trường. Việc người dân chạy theo lợi nhuận và khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên này gần như cạn kiệt.

3. Qua quá trình sống gắn bó lâu đời với núi rừng, người dân bản địa đã tích lũy được các kiến thức và kinh nghiệm mưu sinh phong phú, đa dạng và quý giá liên quan tới hoạt động quản lý, bảo vệ khai thác và sử dụng tài nguyên sinh vật rừng và đất rừng.Cộng đồng người dân người Ma Coong nơi đây quen với lối sống du canh du cư, làm nhà tạm bợ trên nương rẫy trong và ven rừng để cư trú và sản xuất, ngoài các tiêu chí chọn nơi làm nhà được người dân quan tâm là gần rừng và gần nguồn nước, địa hình tương đối bằng phẳng. Kinh nghiệm chọn đất làm nương rẫy chủ yếu đều dựa trên các tiêu chí lựa chọn như thảm thực bì tốt, gần nguồn nước, địa hình, màu sắc đất, tầng thảm mục trên đất,…Ngoài những kinh nghiệm về sử dụng đất rừng trong cư trú, sản xuất, sinh hoạt, cộng đồng người Ma Coong còn biết sử dụng hơn 20 loài cây gỗ bản địa không bị mối mọt như Lim, Táu, Gõ, Chua, Sến, Trường, Lát hoa…để làm nhà ở và các vật dụng trong nhà được lâu bền. Ngoài ra họ còn biết 25 loài cây rau rừng, ít nhất có 36 bài thuốc với 120 loài cây rừng làm thuốc chữa được 20 nhóm bệnh với 36 bệnh khác nhau, ngoài ra người dân còn sử dụng 15 loài động vật để làm thuốc chữa 10 loại bệnh. Đây là những kiến thức bản địa cần được quan tâm lưu giữ, bảo tồn, nhân rộng trong thời gian tới.

4. Cộng đồng người Ma Coong trước đây có lối canh tác du canh. Vì vậy, họ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về canh tác sử dụng đất và rừng. Một số hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của họ còn thiếu bền vững. Cộng đồng ở đây chưa chú trọng lắm tới vấn đề bảo tồn và sử dụng tài nguyên lâu dài. Việc trồng rừng và phát triển rừng chưa thực sự được quan tâm. Tuy nhiên,theo luật tục của người Ma Coong, những nơi này rất linh thiêng nên luôn được bảo vệ nghiêm ngặt bằng cách cấm chặt phá và săn bắt tùy tiện; nếu ai vi phạm sẽ bị Giàng phạt, làm cho dân bản mất mùa, dịch bệnh. Khi ai đó có những hành vi vi phạm, già làng cùng trưởng các dòng họ trong bản đứng ra tổ chức xử phạt.Các khu rừng thiêng, rừng đầu nguồn có vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước và hạn chế lũ lụt; đồng thời chúng là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học các loài động, thực vật trong tự nhiên. Khi các loài động, thực vật ở các khu rừng đó sinh sôi, chúng sẽ tiếp tục phát triển, lan sang các khu rừng khác.

Rõ ràng, thông qua đấng siêu nhiên là Giàng, các quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên đã được linh thiêng hóa, do vậy được cộng đồng thực hiện với tinh thần tự nguyện. Các tập tục, quy định đó tuy không mang tính cưỡng chế, truy cứu trách

109

nhiệm, nhưng chúng vẫn có tính răn đe, ngăn ngừa những hành vi xấu. Điều này góp phần ổn định đời sống lâu dài, bởi trong bối cảnh đời sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng và các yếu tố tự nhiên khác.

5. Về tín ngưỡng, cộng đồng người Ma Coong không theo một một tôn giáo chính thống nào. Với người Ma Coong, họ không có tục cúng giỗ, cúng rằm hay cúng ngày lễ tết...Chỉ khi có việc như đau ốm, làm nhà, cúng lúa mới, có người chết, có khách quý đến nhà thì chủ nhà thường lấy hũ rượu mới ra...Trong các trường hợp này, họ đều làm lễ báo cáo với Ma mót ở cột thờ ma.Họ mang nặng yếu tố tín ngưỡng đa thần mà đến nay vẫn còn sâu đậm trong đời sống. Vì vậy, họ cũng có một quan niệm dân gian về vũ trụ của riêng mình. Thế giới siêu nhiên được người Ma Coong phân làm 3 tầng gồm tầng trên là Ma loong (trời cao),tầng giữa là tầng được tính từ mặt đất đến ngọn núi cao nhất và tầng dưới là tầng của các loài ma quỷ. Rõ ràng, cách chia tầng thế giới trong quan niệm của người Ma Coong rất gần gũi với môi trường sống và đời sống thường ngày của họ. Cuộc sống của đồng bào ở giữa đại ngàn Trường Sơn và lệ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên họ đã gửi gắm niềm tin linh thiêng vào các lực lượng siêu nhiên. Niềm tin đó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một phần thể hiện tín ngưỡng nguyên sơ của người Ma Coong, phần khác thể hiện cách ứng xử hài hòa của họ với môi trường thiên nhiên tại nơi họ sinh sống.

6. Những kinh nghiệm truyền thống quản lý rừng thôn bản, kinh nghiệm sử dụng rừng của đồng bào, trong thời gian gần đây các bản đều đã có những quy định về bảo vệ rừng, sử dụng rừng. Các quy ước này được thông qua dân bản và bổ sung. Vì vậy, việc chấp hành quy ước rất tự nguyện trên cơ sở truyền thống của cộng đồng. Quá trình điều tra đồng bào Ma Coong quản lý bảo vệ rừng ở Thượng Trạch có thể phân ra 3 kiểu quản lý cộng đồng đối với rừng như sau:

- Rừng cộng đồng truyền thống của thôn bản từ lâu: Tất cả 18 bản đều có rừng thiêng, rừng ma và rừng giữ nước.

- Rừng cộng đồng do Dự án Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng giao do các bản trực tiếp quản lý: Bản 51: quản lý rừng cộng đồng với diện tích 110,30 ha; bản Cà Roòng 1: 85,81 ha; bản Chăm Pu: 152,35 ha; bản Cờ Đỏ: 181,64 ha và bản Khe Rung 339,35 ha. Các bản khác cũng được Dự án giao rừng cộng đồng trong thời gian tới.

- Rừng phòng hộ do Đồn biên phòng, Vườn Quốc gia, xã là chủ rừng đã giao cho bản quản lý trực tiếp. Tuy không có kinh phí cung cấp nhưng bản vẫn bảo vệ rừng. 7. Kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc Ma Coong bên cạnh những mặt ưu điểm vẫn có những hủ tục còn lạc hậu, vì vậy cần duy trì những mặt tốt và từng bước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 113 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)