IV. Những điểm mới của đề tài
3.2.5. Vai trò của rừng đến đời sống của người Ma Coong
Cộng đồng người Ma Coong trước đây sống chủ yếu dựa vào rừng thông qua săn bắt hái lượm từ rừng tự nhiên, tuy vậy do điều kiện hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do nhiều diện tích rừng tự nhiên chuyển đổi sang rừng trồng, việc săn bắt động vật quá mức nên hiện tại nguồn tài nguyên này hầu như bị suy kiệt, do vậy hiện nay cuộc sống của họ cũng có thay đổi đáng kể, chủ yếu nhờ làm nương rẫy; những việc tìm kiếm thêm một số sản phẩm khác từ rừng như mây, mật ong, măng rừng, rau rừng, rừng trồng sản xuất, săn bắt động vật hoang dã, đánh bắt cá ở các khe suối, khai thác gỗ từ rừng tự nhiên có giảm đáng kể do địa bàn bị thu hẹp, các sản phẩm này ngày càng khan hiếm. Trước đây, người dân sản xuất nông nghiệp theo hình thức du canh du cư và theo cách chặt, đốt, cốt, trỉa với những nông cụ đơn
53
giản như: rìu, dao quắm, gậy trỉa. Sản xuất đa canh, xen canh từng đám rẫy theo thời vụ của họ, thông thường mỗi năm đồng bào cũng sản xuất 2 vụ, vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu như người miền xuôi.
Trước đây, điều kiện đất rộng người thưa nên mỗi hộ gia đình người Ma Coong trồng nhiều đám rẫy, mỗi đám trồng 4 - 5 năm rồi bỏ hoang để chuyển sang đám khác, do áp lực của gia tăng dân số, đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp, việc săn bắt hái lượm giảm nhiều do tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt nên nhu cầu của đồng bào dân tộc hiện nay là có đất sản xuất để ổn định cuộc sống lâu dài. Hiện nay Đảng và Nhà nước đang ra sức tập trung giao đất rừng sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để họ sản xuất. Chương trình 135 và các Chương trình khác đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc về mọi mặt để họ biết trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, cấp đất và đầu tư phát triển các công trình cơ bản trên địa bàn nghiên cứu.
- Trồng rừng
Công tác phát triển lâm nghiệp được coi là hoạt động có ý nghĩa rất lớn trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, hoạt động này đòi hỏi chu kỳ kinh doanh dài nên người dân, nhất là các hộ nghèo khó có khả năng đầu tư. Đất rừng chưa giao cũng có thể là sự rủi ro cho quyền sử dụng và hưởng lợi của họ. Chính vì vậy, khả năng thành công sẽ cao hơn nếu người dân được trao quyền sử dụng đất và được hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp và thời gian hoàn trả dài. Tuy nhiên, địa bàn nghiên cứu là một xã mới được quy hoạch đất lâm nghiệp nên công tác trồng rừng và phát triển rừng chưa được người dân quan tâm lắm, chỉ có một số hộ tự phát trồng rừng mà thôi.
Việc trồng rừng của cộng đồng người Ma Coong chỉ mới có phong trào cách đây 2-3 năm, khi nguồn lợi thu được từ rừng trồng của các lâm trường quốc doanh quanh địa bàn được thể hiện khá rõ nét. Rừng trồng của các lâm trường qua đầu tư từ khâu giống, chăm sóc, bón phân đến khâu khai thác bình quân mỗi ha thu hoạch bán được khoảng 35-40 triệu đồng sau 7 năm canh tác. Trên cơ sở nguồn lợi từ rừng, trong thời gian gần đây đồng bào dân tộc Ma Coong trên địa bàn xã đã đấu tranh có đất để trồng rừng sản xuất, chính quyền địa phương đã quan tâm giải quyết cơ bản đảm bảo đủ đất sản xuất cho họ sản xuất ổn định cuộc sống lâu dài. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt nhiều hộ vừa được được cấp đất trồng rừng đã bán lại cho các hộ người Kinh nên dẫn đến thiếu đất sản xuất, rất khó giải quyết.
Việc đầu tư trồng rừng của đồng bào Ma Coong cũng còn nhiều hạn chế, chưa áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng cây giống còn chưa đảm bảo chất lượng đem trồng, tỷ lệ sống thấp, chất lượng kém, đào hố trồng rừng còn chưa đảm bảo kỹ thuật, trong quá trình trồng người dân không bón bất cứ một loại phân nào, không tỉa cành và chặt tỉa thưa những cây sinh trưởng chậm, họ chỉ tiến hành phát- đốt- trồng và phát dọn thực bì sau khi trồng với thời gian 1- 3 năm. Xã đã xem xét hỗ trợ đất
54
sản xuất, cây giống và phân bón để đồng bào trồng đạt hiệu quả cao hơn. Tính đến nay trên địa bàn toàn xã 75,1 ha với loài cây trồng chủ yếu là các loài Keo, được người dân trồng theo các nguồn vốn hỗ trợ của các Dự án, tuy nhiên chất lượng rừng trồng còn rất thấp, nhiều diện tích khó có khả năng thành rừng do tỷ lệ cây sống thấp.
- Chăm sóc rừng trồng: Nhìn chung công tác chăm sóc cây lâm nghiệp của
đồng bào hầu như chỉ mới có công đoạn phát dọn thực bì năm thứ nhất và năm thứ 2, không có bón phân nên cây trồng sinh trưởng chậm, bị thực bì lấn át, vì vậy chu kỳ kinh doanh khoảng 10 năm mới có sản phẩm để bán. Đây là đặc điểm khác biệt giữa việc trồng rừng của người Ma Coong với người Kinh, người Kinh họ trồng xong phải chăm sóc bao gồm phát thực bì và bón phân 3 năm nên sau 7 năm đã cho thu hoạch.
- Bảo vệ và khoanh nuôi rừng: Quá trình bảo vệ rừng trồng cũng gặp nhiều
khó khăn do tập quán của đồng bào chăn nuôi gia súc thường thả rông làm ảnh hưởng đến cây trồng. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hợp đồng bảo vệ rừng với đồng bào còn ít nên chưa giải quyết được công ăn việc làm cho họ.
Theo số liệu điều tra trên địa bàn nghiên cứu, diện tích giao khoanh nuôi tái sinh rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 6 bản tính đến tháng 12 năm 2014 với diện tích 153,509 ha.
Qua số liệu bảng 3.3 và điều tra thực địa cho thấy, diện tích khoanh nuôi tái sinh không trồng bổ sung thì người dân chỉ phát dây leo và đánh sơn lên những cây tái sinh mục đích, còn khoanh nuôi trồng bổ sung để trồng cây bản địa thì hầu như cộng đồng người dân nơi đây chưa có ai trồng. Với diện tích khoanh nuôi chỉ chưa đầy 200ha cho 145 hộ tham gia so với diện tích tự nhiên của xã thì còn rất hạn chế, ngoài ra còn 12 bản trên địa bàn chưa được giao nên việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương nơi đây là rất cần thiết.
Bảng 3.3. Thống kê diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng xã Thượng Trạch
TT Tên bản Diện tích (ha)
Khoanh nuôi tái sinh không trồng bổ sung
Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 1 Nồng Củ 17,789 17,789 0 2 Nồng Mới 25,826 25,826 0 3 Ban 25,555 25,555 0 4 Bản 51 14,433 14,433 0 5 Cà Roòng 1 31,347 31,347 0 6 Bụt 38,560 38,560 0 Tổng 153,509 153,509 0
55
- Canh tác trên đất dốc: Mặc dầu năng suất rất thấp nhưng những hoạt động
canh tác trên đất dốc vẫn phải tiến hành, vì đây không chỉ là hoạt động sinh kế mà còn là văn hoá của người dân tộc thiểu số. Hơn nữa, do địa hình hạn chế nên không có thể mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở vùng thấp. Hoạt động canh tác đất dốc không nên chú trọng vào cây Lúa như hiện nay mà chỉ nên duy trì diện tích Lúa vừa phải để tạo lương thực. Ngoài ra, nên tăng cường các cây trồng hàng hoá có lợi nhuận cao hơn như Chuối, Ngô, Đậu, Mè, Sắn...
Trên thực tế thì đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện tại đang tồn tại thực trạng là người dân còn thiếu đất để sản xuất, nhất là đất lâm nghiệp, nguyên nhân là do đất chưa quy hoạch sử dụng rõ ràng, công tác BVR chưa được quan tâm đầu tư (ngoại trừ diện tích rừng đặc dụng), công tác GĐGR chưa được thực hiện nên tình trạng rừng vẫn còn vô chủ. Diện tích rừng để bảo đảm cho người dân có đất để sản xuất không đảm bảo yêu cầu, điều này đã ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân trong đó đại đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu không giải quyết được những tình trạng này thì rất khó thực hiện được mục tiêu hướng tới giảm nghèo bền vững tại vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Việc GĐGR cho người dân, đặc biệt là cộng đồng thôn bản là chiến lược quan trọng của Nhà nước nhằm quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng, góp phần hỗ trợ cộng đồng các dân tộc thiểu số, miền núi ổn định đời sống, phát triển kinh tế và tạo động lực phát triển bền vững. Theo đó, cộng đồng thôn bản là một trong những chủ rừng và đất lâm nghiệp, người sử dụng đất rừng có tư cách pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tùy theo từng điều kiện của từng vùng và đối tượng đất rừng được giao hay nhận khoán. Cộng đồng được giao rừng và đất lâm nghiệp, nhận hợp đồng khoán rừng lâu dài, từ đó được hưởng các quyền khi tham gia quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
Để bảo đảm cho người dân có đất sản xuất, đặc biệt là đất lâm nghiệp cũng như phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng và sử dụng tài nguyên rừng, Nhà nước cần phải có những chính sách GĐGR cũng như chính sách ưu tiên cho cộng đồng người dân tộc ở vùng có đất lâm nghiệp. Theo đó, chính quyền địa phương ở những nơi có diện tích đất lâm nghiệp cần có chủ trương mở rộng, rà soát ranh giới, rà soát thực trạng rừng, giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ rừng để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm bảo đảm cho các đối tượng đặc biệt là hộ gia đình và cộng đồng có đủ điều kiện tiếp cận chính sách hưởng lợi về rừng và đất rừng. Bên cạnh đó, cần có chủ trương chuẩn bị quỹ đất rừng triển khai giao rừng gắn với giao đất rừng sản xuất và phòng hộ cho các hộ gia đình, cộng đồng quản lý và hưởng lợi.
56