Giải pháp ổn định tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 112 - 113)

IV. Những điểm mới của đề tài

3.5.3. Giải pháp ổn định tài nguyên rừng

- Rừng thực sự là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá, là nhà máy khổng lồ sản xuất liên tục các loại lâm sản khác. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn cộng đồng người Ma Coong vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đồn biên phòng Cồn Roàng, đồn biên phòng Cà Roòng, ban quản lý VQGPhong Nha - Kẻ Bàng để tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về QLBVR, tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng người dân về những lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng, để họ cùng hiểu và tham gia QLBVR, nên có những buổi nói chuyện, thảo luận về chủ đề môi trường sinh thái trong các lớp học cho học sinh, các buổi họp dân. Ngoài ra, tuyên truyền thông qua sách báo, tờ rơi, đài truyền thanh...để người dân nâng cao nhận thức, từ đó tham gia quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng hợp lý hơn.

- Quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

+ Quy hoạch các vùng đất dành cho việc bảo tồn có khai thác. Đây được xem là giải pháp quan trọng để giải quyết những mâu thuẫn trong quản lý và phát triển rừng.

+ Quy hoạch lại tài nguyên đất sử dụng cho những mục đích chung khác như đất dành cho bãi chăn thả gia súc, đất nghĩa địa... để dễ quản lý và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động này đến tài nguyên rừng.

104

- Đẩy mạnh công tác khoán bảo vệ rừng, nâng cao mức khoán và phân bổ hợp lý tới các hộ gia đình để đa số người dân tham gia. Đồng thời kiểm tra, đánh giá, giám sát chặt chẽ việc bảo vệ rừng của người dân.

- Xây dựng biện pháp ngăn chặn dân di cư tự do vào lấn chiếm rừng để canh tác. Dân số tăng lên trong những năm gần đây được người dân địa phương xác định như một nguyên nhân quan trọng nhất làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng. Vì vậy, cần có biện pháp ngăn chặn di dân tự do vào phá rừng làm nương rẫy và cần có quy hoạch sắp xếp ổn định các khu dân cư.

- Tăng cường tuần tra, kiểm soát lâm sản, bắt giữ lập biên bản và xử phạt nghiêm khắc các hoạt động vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Cho phép người dân thu lượm một số loại cây thuốc và cây rau rừng với một khối lượng nhất định để sử dụng nhưng tránh thu hái quá mức làm mất sự cân bằng sinh thái trong vùng.

- Xây dựng các hương ước về quản lý bảo vệ rừng trong cộng đồng và đưa vào áp dụng thực tiễn. Quản lý và sử dụng tài nguyên rừng bền vững không thể tách rời người dân, tách rời cộng đồng dân cư sống gần rừng. Vì vậy, việc tăng cường sự tham gia của nguời dân trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai, bảo vệ các nguồn lợi của rừng...là hết sức cần thiết. Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở cấp xã. Các tổ chức xã hội như: Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên... có vai trò rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển.

- Ban hành quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng biên phòng, lực lượng quản lý bảo vệ rừng địa phương. Người ta cho rằng một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lý bảo vệ rừng chưa cao là thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực lượng kiểm lâm, biên phòng và lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên cùng một địa bàn. Vì vậy, cần có sự phối hợp tốt hoạt động, để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại tài ngyên rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người ma coong tại tỉnh quảng bình (Trang 112 - 113)