Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô (perilla frutescens l ) có hàm lượng polyphenol cao nhằm ứng dụng sản xuất nước giải khát (Trang 26 - 27)

Trong thành phần của tía tô, các hợp chất bay hơi cũng như hàm lượng tinh dầu rất cao và có những công dụng tuyệt vời, vì vậy nó là nội dung được quan tâm nghiên cứu trong suốt những năm vừa qua. Trong đó, những nghiên cứu tập trung chủ yếu vào thành phần hóa học và công dụng của những hợp chất trong tía tô như hợp chất kháng khuẩn, chống oxi hóa, sản xuất dịch chiết và tinh dầu từ tía tô tuy nhiên nghiên cứu về sản xuất nước giải khát từ lá tía tô còn hạn chế.

Năm 2000, Liu Xiaoquing và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu dịch chiết được trích ly từ lá tía tô có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Dịch chiết trích ly bởi alcohol cho tác dụng ức chế sự phát triển của một số nấm và vi khuẩn. Đặc biệt là tác dụng của Perilla frutescens (L.) Britton đến Candida albicans và Pseudomonas aerugmosa và tác dụng của Perilla frutescens (L.) Britton var. Crispa (Thunb.)

Decaane đến Pseudomonas aerugmosa [37].

Năm 2010, Hisashi Kishi và cộng sự, đã nghiên cứu tác dụng chống bệnh tiểu đường được thử nghiệm trên chuột. Theo đó, những con chuột được tiêm tinh dầu tía tô trong vòng 6 tuần, kết quả cho thấy rằng nồng độđường trong máu giảm đáng kể, cải thiện khả năng dung nạp glucose, cũng như nồng độ insulin huyết thanh cao hơn đáng kể. Tất cả các triệu chứng về bệnh tiểu đường được giảm đi nhanh chóng [35].

Năm 2016, Xingchen Zhao và cộng sự, đã nghiên cứu thành công việc kết hợp giữa nisin và tinh dầu tía tô để kháng lại vi khuẩn L. monocytogenes và S. aureus trong sữa. Kết quả cho thấy nisin cùng với tinh dầu tía tô đã tác dụng lên vách tế bào và màng tế bào của vi khuẩn như một tác nhân kháng khuẩn, ức chế sựtăng trưởng của vi khuẩn, trên 60% vi khuẩn L. monocytogenes và S. aureus đã bịức chếđáng kể. Nghiên cứu này có thểứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn tác động xấu đến sữa gây hại cho sức khỏe con người [51].

Năm 2017, Jung-Soo Baea và cộng sự, đã nghiên cứu tác dụng của chiết xuất từ lá tía tô có khảnăng chống lại bức xạ cực tím trên tế bào da ởngười và ở chuột không có lông được chiếu tia UV. Kết quả cho thấy trong mô hình chiếu xạ thử nghiệm trên động vật, dịch chiết tía tô đã làm giảm đáng kể biểu bì da chết gây ra bởi tia UV. Nghiên cứu đã kết luận chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng bảo vệ da chống lại tác hại bức xạ do tia UV gây ra và tía tô có thể xem nhân tố có tiềm năng để phòng ngừa lão hóa da [33].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô (perilla frutescens l ) có hàm lượng polyphenol cao nhằm ứng dụng sản xuất nước giải khát (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)