Nhiệt độ trích ly là một trong những yếu tố liên quan đến việc biến đổi các thành phần cần tách chiết cũng như việc bay hơi của các dung môi. Do đó, việc chọn được nhiệt độ chiết thích hợp là rất quan trọng, nếu nhiệt độ thấp không đủđể trích ly hợp chất polyphenol có trong lá, nhiệt độ cao thì độ hòa tan các chất sẽtăng nhưng kéo theo đó các tạp chất cũng hòa tan vào dịch và nếu nhiệt độ cao sẽ phá hủy các hợp chất kém bền, cũng như việc trích ly không có hiệu quả do dung môi chưa kịp trích ly đã bay hơi. Vì thế, cần khảo sát để chọn nhiệt độ chiết thích hợp để thỏa mãn các yêu cầu trên. Tôi tiến hành khảo sát nhiệt độ trích ly ở các mức nhiệt 55oC, 60oC, 65oC và 70oC [9], [19].
Kết quảthu được là giá trị trung bình của 3 lần lặp và được thể hiện trong hình 4.7, hình ảnh dịch chiết thu nhận được khi trích ly ở các mức nhiệt khảo sát (55oC, 60oC, 65oC và 70oC) thể hiện ở hình 4.8.
1/20 1/30 1/40
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị OD vào nhiệt độ trích ly (Các chữ cái a, b thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với p=0,05)
Hình 4.8. Dịch chiết thu được khi khảo sát nhiệt độ trích ly
Từ kết quả trên ta có thể thấy khi tăng nhiệt độ, hàm lượng polyphenol trích ly được càng nhiều, ở 70oC hiệu suất trích ly là cao nhất với giá trị OD765nm là 1,943; giá trị này giảm dần khi giảm nhiệt độ, cụ thểở 65oC là 1,903; 60oC là 1,501 và ở 55oC là 1,382. Điều này được giải thích như sau: bản chất của quá trình trích ly là khuếch tán, vì vậy khi tăng nhiệt độ quá trình khuếch tán sẽ được tăng cường, độ nhớt giảm, làm
70oC 65oC
60oC 55oC
cộng sự có sự sai khác, 60oC là nhiệt độ thích hợp để trích ly tinh dầu từ lá tía tô thấp hơn nhiệt độ tôi khảo sát được [9], tuy nhiên tương đồng với công bố của Yu Jia và Li Xiuzhi (2014), tác giả chiết xuất dịch lá tía tô ở nhiệt độ 65oC đến 70oC để bổ sung vào các chế phẩm kháng khuẩn và chất tẩy rửa [53] và Trần Hoàng Quyên về công trình nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm dịch chiết lá tía tô giàu acid rosmarinic để ứng dụng trong sản xuất đồ uống chức năng [19], tác giả cũng chọn 65-70oC là nhiệt độ trích ly dịch chiết lá tía tô.
Giá trị OD765nm ở 65oC và 70oC không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngoài ra ở nhiệt độ 70oC có thể làm biến tính một số thành phần hợp chất polyphenol. Từ những lập luận trên, tôi lựa chọn 65oC để làm nhiệt độ khảo sát cho thí nghiệm tiếp theo.