Khảo sát nồng độ dung môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô (perilla frutescens l ) có hàm lượng polyphenol cao nhằm ứng dụng sản xuất nước giải khát (Trang 52 - 54)

Sau khi chọn dung môi, tôi tiến hành khảo sát nồng độdung môi đã lựa chọn để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến quá trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô. Trong nghiên cứu này tôi tiến hành khảo sát ethanol ở các nồng độ 99,5%, 90%, 80% và 70% để thu nhận dịch chiết từ lá tía tô.

Tương tự như các thí nghiệm trước, dịch sau khi trích ly được đem lọc sạch, tiến hành đo OD ở bước sóng 765nm, kết quảthu được là giá trị trung bình của 3 lần lặp và được thể hiện ở hình 4.3, hình ảnh dịch chiết thu được khi trích ly bằng các nồng độ ethanol khác nhau được thể hiện ở hình 4.4.

(Các chữ cái a, b, c, d thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với

p=0,05)

Hình 4.4. Dịch chiết bằng nồng độ dung môi khác nhau

Kết quả hình 4.3 cho thấy rằng khi tăng nồng độ ethanol từ70% đến 80% hàm lượng polyphenol có xu hướng tăng. Tuy nhiên khi tăng nồng độ ethanol lên 90% thì có xu hướng giảm. Cụ thểở Ethanol có nồng độ 80% cho giá trị polyphenol cao nhất với 1,633. Kết quả này có sựtương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Bảo Lộc và cộng sự (2016) vềảnh hưởng của nồng độ dung môi đến khảnăng trích ly một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ lá nha đam, nhận thấy hàm lượng anthraquinone trong dịch sau trích ly tăng tuyến tính với sựgia tăng nồng độ ethanol từ40% đến 80% nhưng khi tăng lên 96% lại giảm xuống [13]. Bên cạnh đó cũng có sự tương đồng với nhận định của Phạm Ngọc Khôi và cộng sự (2016), trích ly dịch từ nguyên liệu bắp cải tím sử dụng Ethanol ở các nồng độ khác nhau (99,5%, 90%, 80%, 70%, 60% và 50%) kết quả tổng hàm lượng polyphenol đạt thấp nhất ở Ethanol 96% là 0,105+0,003 (mgGAE/gdb) [7]. Tuy nhiên, lại khác với nhận định nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Lan và cộng sự (2014), khi tác giả sử dụng ethanol 96% được sử dụng để làm dung môi trích ly tinh dầu từ lá tía tô, tác giả lý giải với nồng độ 96% thì khả năng trích ly và bay hơi lượng tinh dầu từ lá tía tô là cao nhất [9]. Trong nghiên cứu này tôi cần trích ly thu nhận hàm lượng polyphenol cao nhất. So sánh với các kết quảđã được công bố của nhóm tác giả Nguyễn Bảo Lộc và Phạm Ngọc Khôi, tôi chọn nồng độ ethanol 80% để tiến hành cho các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình thu nhận dịch chiết từ lá tía tô (perilla frutescens l ) có hàm lượng polyphenol cao nhằm ứng dụng sản xuất nước giải khát (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)